Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với nhà nước. Nhà nước chỉ có thể quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Ngược lại doanh nghiệp cũng chỉ có thể kinh doanh ổn định và báo cáo thuế thuận lợi khi thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng. Tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về so sánh kế toán thuế và kế toán tài chính thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.
so sánh kế toán thuế và kế toán tài chính
1. Khái niệm:
Kế toán là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động phục vụ cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1. Kế toán thuế:
Kế toán thuế là quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin của đối tượng nộp thuế theo quy định của các văn bản pháp quy về thuế.
Nhiệm vụ của kế toán thuế:
- Thu nhận các thông tin ban đầu liên quan đến đối tượng chịu thuế, tính thuế và nộp thuế.
- Hệ thống hóa thông tin ban đầu theo các chỉ tiêu của báo cáo thuế
- Lập báo cáo thuế theo quy định của Nhà nước
- Lập báo cáo quyết toán thuế
- Thanh toán thuế với Nhà nước
Sản phẩm của kế toán thuế là các tờ khai thuế hàng tháng, quý và báo cáo quyết toán thuế hàng năm.
1.2. Kế toán tài chính:
Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
Nhiệm vụ của kế toán tài chính:
- Phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài.
- Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kiểm soát sự chấp hành chế độ, chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá và phát hiện những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
Kế toán tài chính là bắt buộc theo quy định của pháp luật và thông tin của kế toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê.
Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính.
1.3. Kế toán quản trị:
Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán, không bắt buột theo quy định của pháp luật.
Vai trò chủ yếu của nhân viên kế toán quản trị trong một tổ chức là thu thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định.
Các nhà quản lý sản xuất thường vạch kế hoạch và ra quyết định về các phương án và lịch trình sản xuất, các nhà quản lý tiếp thị thì ra các quyết định về quảng cáo, khuyến mãi và định giá sản phẩm, các nhà quản trị tài chính thường ra các quyết định về huy động vốn và đầu tư. Tất cả các nhà quản lý này đều cần thông tin cho các quyết định của họ. Chính các nhân viên kế toán quản trị sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các nhân viên kế toán quản trị là họ phải am hiểu các tình huống ra quyết định của các nhà quản lý.
2. Phân biệt kế toán thuế, kế toán tài chính và kế toán quản trị:
2.1. Giống nhau:
Kế toán thuế, kế toán tài chính và kế toán quản trị là các bộ phận cấu thành của hệ thống kế toán, không thể tách rời của một doanh nghiệp.
Giống nhau về đặc trưng của kế toán: Thể hiện tính liên tục, tính hệ thống (hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách và hệ thống báo cáo) và sử dụng thước đo tiền tệ; Tuân thủ theo quy định của các văn bản pháp quy, quy phạm pháp luật và quy định của Doanh nghiệp.
Chúng đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn. Các số liệu thông tin của kế toán đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Điều này thể hiện chức năng cung cấp thông tin của kế toán, bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau.
Cả ba loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý.
Tóm lại, Kế toán thuế, kế toán tài chính và kế toán quản trị đều là kế toán nên chúng mang trong mình những chức năng của kế toán nói chung. Do đối tượng sử dụng và mục đích cung cấp thông tin khác nhau nên chúng có những điểm khác nhau đáng kể.
2.2. Những điểm khác nhau giữa Kế toán thuế, kế toán tài chính và kế toán quản trị:
Tiêu thức | Kế toán tài chính | Kế toán quản trị | Kế toán thuế |
1) Mục đích | Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính | Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. | Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các đề về Khai báo thuế trong Doanh nghiệp.kế toán thuế ra đời nhằm mục đích ổn giúp doanh nghiệp và nhà nước phát triển tốt hơn
|
2) Đối tượng sử dụng thông tin |
Trong khi thông tin kế toán tài chính chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (các cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính)
|
Với kế toán quản trị đối tượng sử dụng thông tin là các thành viên bên trong doanh nghiệp: các chủ sở hữu, Ban giám đốc, Quản lý viên, Giám sát viên vv.. | Với kế toán thuế, đối tượng sử dụng thông tin chủ yếu là các đối tượng bên trong doanh nghiệp, cơ quan thuế… |
3) Đặc điểm thông tin | Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị |
Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật
|
Kế toán thuế thu nhận các thông tin ban đầu liên quan đến đối tượng chịu thuế, tính thuế và nộp thuế. Hệ thống các thông tin ban đầu theo các chỉ tiêu của báo cáo thuế. Lập báo cáo thuế theo quy định nhà nước, báo cáo quyết toán thuế. |
Tiêu thức | Kế toán tài chính | Kế toán quản trị | Kế toán thuế |
4) Nguyên tắc cung cấp thông tin | Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc. | Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp | Kế toán thuế ngoài việc phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến thì còn phải phải tuân thủ các quy định luật thuế hiện hành, các văn bản pháp quy về thuế và các phương pháp tính thuế quy định từng thời kỳ. |
5) Phạm vi của thông tin | Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp. | Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan. | Phạm vi thông tin của kế toán thuế liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp và cơ quan thuế |
6) Kỳ báo cáo | Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm | Bất kể thời điểm, thời kỳ nào theo yêu cầu của nhà quản lý | Kế toán thuế kê khai theo tháng hoặc theo quý |
7) Tính bắt buộc theo luật định | Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định: Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành). | Kế toán quản trị không có tính bắt buộc | Kế toán thuế phải tuân thủ quy định của các văn bản pháp quy về thuế |
8) Cách ghi nhận | Theo chuẩn mực và chế độ kế toán | Ghi nhận doanh thu, chi phí phục vụ mục đích quản trị và ra quyết định | Ghi nhận theo quy định của luật thuế |
Trên đây là một số thông tin về so sánh kế toán thuế và kế toán tài chính. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận