-
-
1.Nêu sơ lược bối cảnh
So với các ngành khoa học xã hội khác, khoa học hành chính công ra đời khá muộn, năm 1887, Woodrow Wilon (1856-1924) viết cuốn sách “Nghiên cứu về hành chính công”, với nhận định: “Thi hành Hiến pháp còn khó hơn xây dựng nó”, ông đã đặt viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của một lĩnh vực khoa học liên quan đến quản lý chính quyền và sử dụng hiệu quả nguồn tri thức quốc gia cần được thực hiện.
2.So sánh sự khác nhau
Hành chính công là khoa học nghiên cứu về hiệu quả quản lý các công việc xã hội của các tổ chức hành chính nhà nước. Kể từ khi khoa học về hành chính công ra đời, đã có nhiều mô hình lý thuyết khác nhau với những bước phát triển thăng trầm. Trong những năm gần đây (những năm 1980 và đầu những năm 1990 của thế kỷ 20), nhiều nước trên thế giới đã đặt vấn đề phải xem xét lại khu vực công về quy mô và năng lực quản lý sự phát triển của đất nước, nhất là một số nước như Anh, Mỹ. Các nước này đã đưa ra mô hình hành chính công mới (hành chính phát triển) thay thế mô hình hành chính công truyền thống. Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách hành chính, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Để hội nhập thành công, bên cạnh ý chí chính trị, Việt Nam phải tự mình xây dựng mô hình quản lý hiệu quả. Ở Việt Nam, khoa học hành chính ra đời và phát triển rất muộn, lại chịu tác động trực tiếp của chính trị nên tính độc lập của khoa học hành chính bị mờ nhạt. Chúng ta chưa thực sự có mô hình hành chính công. Trong khuôn khổ bài viết này, với phương pháp hành chính so sánh, tác giả trình bày một cách hệ thống hai mô hình hành chính phổ biến trên thế giới hiện nay.
Trong điều kiện kính tế - xã hội phát triển nhanh chóng như ngày nay, khi nền hành chính nhà nước có sự phát triển theo xu hướng tiến bộ tích cực (chuyển từ hành chính cai trị sang hành chính phục vụ): trong khoa học hành chính đã xuất hiện thuật ngữ “hành chính phát triển”. Từ đó, thuật ngữ “hành chính truyền thống” cũng được quan tâm, nghiên cứu trong mối tương quan với “Hành chính phát triển”
Hành chính truyền thống được hiểu là cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc các kiểu nhà nước trong lịch sử, cũng như các cơ quan, tổ chức khác, trên cơ sở những nguyên tắc, quy tắc nhất định (bao gồm cả nguyên tắc chính trị - xã hội và nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật) do nhà nước hoặc các chủ thể đặt ra mà bản chất chủ yếu thiên về tính “cai trị”, phương thức hoạt động dựa trên cơ sở thi hành các quy định một cách “cứng nhắc”, lấy tổ chức thứ bậc chặt chẽ, trình tự, thủ tục và việc thực hiện nghiêm ngặt các thủ tục đó làm biện pháp tối ưu mà ít quan tâm đến kết quả hoạt động của nhà nước, của các cơ quan, tổ chức hay của công chức nhà nước.
Hành chính phát triển (Quản lý công mới) thường được sử dụng khi nói đến “Mô hình hành chính công theo các tiêu chí hiện đại, chủ động, năng động, nhạy bén, thích nghi cao nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý và dịch vụ tối đa trong các điều kiện kinh tế thị truờng phát triển mạnh mẽ và những quan hệ quốc tế ngày càng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau”
Chuyển đổi từ Hành chính công truyền thống sang Quản lý công (Hành chính phát triển) là xu hướng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là những nước kinh tế thi trường phát triển. Vì sao lại vậy ? Nguyên nhân là: Thứ nhất: Về quy mô của Chính phủ, nhiều quốc gia cho rằng bộ máy của Chính phủ quá lớn, chi phí cho việc duy trì bộ máy đó ngày càng tăng trong khi đó hiêu quả hoạt động của nó ngày càng giảm đi. Do đó, cần phải xem xét lại quy mô và vai trò của chính phủ. Theo quan điểm mới, vai trò của chính phủ đã thay đổi từ “đưa thuyền” sang “lái thuyền”. Nhà nước không nên cung cấp tất cả các dịch vụ, mà phải dân chủ hơn bằng cách kết hợp giữa phân cấp và xã hội hóa để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước. Thứ hai, chất lượng dịch vụ công thấp, chủng loại ít đa dạng, phong phú, giá cả cao hơn so với khu vực tư nhân. Mặt khác, về bối cảnh và xu thế thời đại tác động đến mô hình hành chính công truyền thống, dẫn đến sự ra đời của mô hình hành chính phát triển. Đó là: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đòi hỏi phải điều chỉnh kinh tế và phát triển nền hành chính; Sự phát triển của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa kinh tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế và do đó tác động đến nền hành chính công của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập. Xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội do trình độ dân trí được nâng cao; Tình hình chung buộc nhà nước một mặt phải xã hội hóa, tư nhân hóa, chấp nhận sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước, đồng thời can thiệp ngày càng sâu vào các quá trình kinh tế - xã hội, hoàn thiện mô hình hành chính công và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân - “khách hàng” của nền hành chính.
Như vậy, về bản chất, cả nền hành chính truyền thống và nền hành chính phát triển đều là đối tượng nghiên cứu của khoa học hành chính công được xây dựng bởi một hệ thống các quan niệm, lý thuyết về hành chính công với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điểm khác biệt cơ bản ở đây là “mô hình”, mỗi “mô hình” đều có những điểm mạnh và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử nhất định của các quốc gia. Đi sâu vào nghiên cứu hai “mô hình” theo một số tiêu chí nhất định, chúng tôi nhận thấy những khác biệt cơ bản sau:
So sánh các tiêu chí mục tiêu: hành chính công truyền thống; đảm bảo đúng chu trình, quy định và thủ tục hành chính (đầu vào). Đánh giá quản lý hành chính có tính đến mức độ áp dụng các quy tắc và thủ tục hành chính. Trong khi đó, mục tiêu của quản trị phát triển là: bảo đảm đạt kết quả tốt nhất, hiệu quả (efficiency) cao nhất; sử dụng các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả quản trị.
Đối với công chức trong nền hành chính công truyền thống: trách nhiệm của công chức; Người quản lý phải giám sát việc thực hiện và giải quyết công việc đúng quy định, thủ tục. Các quy định, điều kiện thi hành công vụ của công chức tuân theo một hệ thống thứ bậc rất chặt chẽ, cứng nhắc theo quy định. Thời gian làm việc của công chức được quy định chặt chẽ, có thời gian công (làm việc tại cơ quan) và riêng (thời gian không làm việc tại cơ quan). Công chức trung lập, không tham gia chính trị, thực hiện trung lập các chính sách do chính trị gia đề ra. Trong khi đó, đối với cán bộ quản lý phát triển: Trách nhiệm của cán bộ, quản lý chủ yếu là bảo đảm thực hiện mục tiêu, đạt kết quả tốt, hiệu quả cao. Các quy định và điều kiện thực hiện chức năng nhiệm vụ của công chức có hình thức mềm dẻo, linh hoạt hơn. Thời gian làm việc linh hoạt hơn, có thể làm thời vụ, có thể làm chính thức hoặc hợp đồng (có bán thời gian tại nhà). Công chức mang tính chính trị hơn trong hoạt động của họ, hoạt động hành chính mang tính chính trị hơn. Đối với Chính phủ hành chính công truyền thống: Mọi công việc nhà nước đều do Chính phủ thực hiện và quản lý theo quy định của pháp luật. Chức năng của chính quyền nặng về điều hành xã hội, trực tiếp tham gia công tác xã hội. Chức năng của chính phủ hoàn toàn là hành chính và không liên quan trực tiếp đến thị trường. Trong khi đó, đối với chính phủ hành chính phát triển: Công vụ mang tính chính trị nhiều hơn, ảnh hưởng của chính trị ngày càng lớn trong nền hành chính. Chức năng tham gia trực tiếp vào các dịch vụ công ngày càng giảm mà thông qua xã hội hóa các dịch vụ này để quản lý xã hội nhưng luôn đặt dưới sự chỉ đạo của nhà nước. Chức năng của chính phủ phải đối mặt với những thách thức thị trường. Nền hành chính phát triển của tất cả các quốc gia cần tính đến và chịu trách nhiệm chung về các vấn đề của con người như đói nghèo, dịch bệnh, môi trường, ma túy, tội phạm, v.v.
Tóm lại, hành chính công mới (hành chính phát triển) có cách tiếp cận mới đối với hành chính công truyền thống. Sự xuất hiện của mô hình này đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong hoạt động của khu vực công. Với các đặc điểm của mô hình mới: hiệu quả quản lý, bãi bỏ điều tiết, phân cấp, vận dụng một số yếu tố của cơ chế thị trường, gắn bó với chính trị, tư nhân hóa một phần hoạt động của nhà nước, áp dụng nhiều phương thức quản lý kinh doanh, xu hướng quốc tế hóa; Mô hình hành chính phát triển dường như đã khắc phục được những nhược điểm không phù hợp của mô hình hành chính truyền thống. Nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Chức năng của chính phủ chắc chắn sẽ phải đối mặt với những thách thức của thị trường nội bộ và thị trường toàn cầu. Vận dụng các yếu tố hợp lý của mô hình quản lý công mới (Quản lý phát triển) để xây dựng một mô hình mang đặc thù Việt Nam, đẩy mạnh cải cách hành chính theo sau cải cách kinh tế là vấn đề của các nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học hành chính.
-
Nội dung bài viết:
Bình luận