So sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 (Chi tiết)

 1. So sánh 1, 2, 3 chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng  

 Để so sánh Chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng hạng 1, 2, 3, Viện Đào Tạo Quản Lý Xây Dựng đã tóm tắt các quy định pháp luật và thực tế quá trình  tư vấn, cung cấp dịch vụ  gồm 2 phần: Điểm giống nhau và điểm khác nhau.  

So Sánh Năng Lực Xây Dựng 1 2 3
So Sánh Năng Lực Xây Dựng 1 2 3

1.1. Điểm giống nhau của các chứng chỉ năng lực 1, 2, 3. 

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng năm thứ 1, 2, 3 là đối tượng thi đầu tiên của chứng chỉ.  Đối tượng được quy định tại Điều 148 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) và Nghị định 15/2021.  Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ năng lực bao gồm: Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng; lập thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; thi công xây dựng công trình; tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.  Như vậy, khi tham gia các hoạt động xây dựng mà có yêu về về chứng chỉ năng lực xây dựng thì tổ chức phải xin chứng chỉ hạng 1,2,3.  Giống nhau về thủ tục 

 Tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạng 1,2,3 đều thực hiện theo các bước: 

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền 

 Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ 

 Bước 3: Nộp lệ phí và trả kết quả 

 Bước 4: Đăng tải thông tin công khai 

 So sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 

 1.2. Phân biệt chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 gồm các điểm khác nhau sau đây: 

 Khác nhau về thẩm quyền cấp chứng chỉ 

 Khi so sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 thì điểm khác biệt có thể dễ dàng nhận thấy là thẩm quyền cấp chứng chỉ 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hang I 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hang II, III 

 Thẩm quyền cấp thuộc về Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Thuộc Bộ Xây dựng) 

 Thẩm quyền cấp chứng chỉ thuộc về: 

 – Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố 

 – Tổ chức xã hội- nghề nghiệp đáp ứng điều kiện do pháp luật quy định 

  Khác nhau về điều kiện cấp chứng chỉ 

 Các tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ có điểm giống nhau: Đều là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo Luật Doanh nghiệp 2020 và có đăng ký kinh doanh với ngành nghề phù hợp với lĩnh vực mà đề nghị cấp chứng chỉ.  Tuy nhiên, điểm khác nhau lớn nhất phải kể đến khi so sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 là Điều kiện cấp chứng chỉ.  Đối với hạng chứng chỉ khác nhau thì các tổ chức phải đáp ứng các điều kiện khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, cụ thể: 

 Ví dụ, Điều kiện năng lực của tổ chức lập thiết kế quy hoạch xây dựng có sự khác nhau giữa 3 hạng chứng chỉ. 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hang I 

 – Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; 

 – Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện hoặc quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tinh phê duyệt 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hang II 

– Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận; 

 – Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hang III 

 – Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các lĩnh vực chuyên môn về quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật; giao thông của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận 

 Nhận xét: Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hang 1 khắt khe hơn hạng 2 và đến hạng 3. Tương ứng với điều kiện đó thì phạm vi hoạt động của các hạng chứng chỉ cũng có sự khác nhau.  Khác nhau về Phạm vi hoạt động chứng chỉ năng lực 

 Khi so sánh chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 thì khác nhau về phạm vi hoạt động là điểm cần so sánh nổi bật.  Các hạng chứng chỉ năng lực khác nhau thì có phạm vi hoạt động khác nhau tương ứng với từng lĩnh vực.  Ví dụ sự khác nhau về phạm vi hoạt động của 3 hạng chứng chỉ năng lực xây dựng trong lĩnh vực Lập thiết kế quy hoạch xây dựng: 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 

 Được lập tất cả các loại đồ án quy hoạch xây dựng 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2 

 Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện 

 Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3 

 Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trừ các đồ án quan trọng thuộc diện đồ án phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Xây dựng theo quy định pháp luật 

  Nhận xét: Chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 có phạm vi hoạt động giảm dần từ 1,2,3. Chứng chỉ loại 1 có phạm vi rộng nhất. Vì vậy, trước khi xin cấp chứng chỉ, các tổ chức phải cân đối các điều kiện, khả năng của mình để xin cấp chứng chỉ  phù hợp nhất, có lợi nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động xây dựng của mình.  

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo