Ở Việt Nam hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp chính bao gồm Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có một sơ đồ tổ chức doanh nghiệp riêng.
1. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp là gì?
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).
Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp được hiểu là bản vẽ quy ước, có tính chất sơ lược, tóm tắt, sắp xếp, bố trí những bộ phận nào cần được thành lập, quan hệ phân công và trách nhiệm giữa các bộ phận đó, và hệ thống quyền hành trong doanh nghiệp. Hay nói một cách ngắn gọn, sơ đồ tổ chức doanh nghiệp nhằm mô tả cấu trúc bên trong của một doanh nghiệp.
Việc các doanh nghiệp có cho mình một sơ đồ tổ chức riêng sẽ cho mọi người viết nguồn lực nội tại của doanh nghiệp có đồng nhất với chiến lược và mục tiêu chung mà doanh nghiệp đang hướng đến hay không. Một sơ đồ tổ chức doanh nghiệp hoàn chỉnh, có thứ bậc rõ ràng thì mới giúp mọi người khi nhìn vào sẽ phân định được "ai ở đâu, ai là cấp trên, ai là cấp dưới, ai là ngang cấp". Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải xác định đúng đắn các chức năng quản lý để từ đó xây dựng một sơ đồ để tổ chức doanh nghiệp một cách hợp lý, bởi lẽ, đây là tiền đề cần thiết và khách quan để tổ chức doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả cao về các mặt kỹ thuật, sản xuất, kinh tế và xã hôi.
2. Mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp mới nhất
2.1. Sơ đồ tổ chức dành cho Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (CSH). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020). Do đó, sơ đồ tổ chức của công ty cũng sẽ có sự khác nhau.
Theo mô hình, sơ đồ tổ chức công ty gồm có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Cụ thể như sau:
Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp là gì? Mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp mới nhất 2022
Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty và có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thông qua việc ký hợp đồng lao động. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty.
2.2. Sơ đồ tổ chức dành cho Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Theo Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Được biểu thị bởi sơ đồ dưới đây:
Lưu ý: Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị của công ty.
2.3. Sơ đồ tổ chức dành cho Công ty cổ phần
Theo Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (CTCP) là doanh nghiệp, trong đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020
Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức hoạt động theo một trong hai mô hình dưới đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
Mô hình 1
Mô hình 2
Sơ đồ tổ chức
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc/Tổng giám đốc
- Ban kiểm soát
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc/Tổng giám đốc
Chú ý CTCP có dưới 11 cổ đông và cá cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát Ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị
2.4. Sơ đồ tổ chức dành cho Công ty hợp danh
Theo Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020, Công ty hợp danh (CTHD) là doanh nghiệp, trong đó:
Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (Thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành vên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty;
Là loại hình công ty đối nhân nên việc thiết lập sơ đồ tổ chức cũng như quản lý Công ty hợp danh (CTHD) mang nét khác biệt và đặc trưng so với các loại hình doanh nghiệp khác - khá tinh gọn. Pháp luật doanh nghiệp dành cho CTHD quyền tự chủ rất lớn trong việc tổ chức, quản lý, điều hành CTHD. Theo đó, sơ đồ tổ chức của CTHD sẽ bao gồm Hội đồng thành viên với người đứng đầu là Chủ tịch hôi đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc.
2.5. Sơ đồ tổ chức dành cho Doanh nghiệp tư nhân
Theo Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Luật hiện nay không quy định sơ đồ tổ chức Doanh nghiệp tư nhân nên chủ Doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định mô hình tổ chức doanh nghiệp của mình, toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của DNTN, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo luật định. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc/Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sư, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho DNTN thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận