Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty doanh nghiệp

Sơ đồ tổ chức công ty phải thể hiện được:

Hình vẽ thể hiện rõ vị trí, mối quan hệ tương tác/ báo cáo và các kênh giao tiếp chính thức giữa các nhân viên, các bộ phận, các phòng ban;

Mô tả những nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong công ty;

Mô tả chức vụ, quyền hạn của từng vị trí;

Thể hiện quy trình làm việc của các bộ phận. 

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH

Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân. Chủ sở hữu công ty sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản có liên quan của công ty trong phạm vi vốn điều lệ. 

sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty doanh nghiệp

Mô hình 1

 

Chủ tịch công ty: do chủ sở hữu công ty đứng ra bổ nhiệm. Có quyền hạn và trách nhiệm tương đương chủ sở hữu công ty, nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty nhưng không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc/ Giám đốc;

Tổng giám đốc/ Giám đốc: có thể được chủ tịch/ hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc công ty cũng có thể thuê Giám đốc bên ngoài. Nhiệm vụ chính là điều hành hoạt động của công ty, nhiệm kỳ tối đa là 05 năm. 

Mô hình 2

 

Hội đồng thành viên: gồm 3-7 người, chủ sở hữu công ty chính là người bổ nhiệm Hội đồng thành viên. Có quyền hạn và trách nhiệm tương đương chủ sở hữu công ty, nhân danh công ty để thực hiện quyền và nghĩa vụ công ty nhưng không thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc/ Giám đốc; 

Tổng giám đốc/ Giám đốc: có thể được chủ tịch/ hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc công ty cũng có thể thuê Giám đốc bên ngoài. Nhiệm vụ chính là điều hành hoạt động của công ty, nhiệm kỳ tối đa là 05 năm.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhỏ

Sơ đồ cơ cáu tổ chức của doanh nghiệp nhỏ được quy định như sau:

 

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhỏ

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm cơ bản sau đây:

 

– Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.

 

– Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp

 

– Về quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý

 

– Về phân phối lợi nhuận kinh doanh

 

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

 

– Chủ Doanh nghiệp Tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước các khoản nợ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

 

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau:

 

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020; doanh nghiệp tư nhân có một số đặc điểm sau:

 

Doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân thành lập và làm chủ

Chủ doanh nghiệp là cá nhân, là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân; việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp Tư nhân không có tư cách pháp nhân

Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp Tư nhân không có sự độc lập về tài sản; vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp Tư nhân.

Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân

Chuẩn bị hồ sơ

Giấy thông báo tạm ngừng kinh doanh.

Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký.

Giấy tờ pháp lý cá nhân của người thực hiện thủ tục đăng ký.

Cách thức nộp hồ sơ

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

 

Cách 2: Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.

 

Cách 3: Hướng dẫn nộp hồ sơ qua mạng: dangkykinhdoanh.gov.vn

 

Trình tự tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

 

Bước 2: Nộp hồ sơ theo 1 trong 3 phương thức trên.

 

Bước 3: Trong 3 ngày làm việc từ ngày nhận được Biên giấy nhận, người nộp hồ sơ nhận được kết quả thông báo về việc xem xét tạm ngừng kinh doanh cho các doanh nghiệp

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo