Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ công an

Bộ Công an (tiền thân là Bộ Nội vụ) là cơ quan công quyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. 

sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ công an

Cơ cấu tổ chức của Bộ công an là gì Bộ công an đã trải qua quá trình tinh giản bộ máy, 6 tổng cục của Bộ Công an bị xóa bỏ bao gồm: 

Tổng cục An ninh (Tổng cục 1); Tổng cục Cảnh sát (Tổng cục 2); Tổng cục Chính trị (Tổng cục 3); Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (Tổng cục 4); Tổng cục Tình báo (Tổng cục 5); Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8). 

Các đơn vị trực thuộc Bộ công an sau khi tinh gọn bao gồm: 

Văn phòng Bộ Công an; Cục Đối ngoại; Cục Pháp chế và cải cách hành chính tư pháp; Cục Khoa học chiến lược và lịch sử Công an, Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cục tổ chức cán bộ; Cục Đào tạo; Cục Công tác Đảng, công tác chính trị trong CAND; Cục Truyền thông CAND (báo CAND, điện ảnh CAND, truyền hình CAND, nhà xuất bản CAND); Cục Kế hoạch tài chính; Thanh tra Bộ Công an; Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Cục An ninh điều tra; Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (sáp nhập Cục C50 và Cục A68). Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (hay còn gọi là Cục Cảnh sát hình sự); Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (còn gọi là Cục cảnh sát kinh tế); Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát giao thông (CSGT); Viện Khoa học hình sự Bộ Công an; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Cục Cảnh sát quản lý giam giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Cục Công nghệ thông tin; Cục Y tế; Cục Hậu cần và một số cục có chức năng hậu cần trong lực lượng CAND. Ngoài ra còn có một số đơn vị nghiệp vụ của các lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát; các học viện, trường CAND, bệnh viện và các tổ chức khác, được quy định cụ thể tại Nghị định 01/2018. 

Chức năng của Bộ công an 

Bộ công an thuộc hệ thống Công an nhân dân, theo đó có chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ công an 

1- Nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban hành các chính sách, chế độ, thể lệ về công tác công an; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ ấy. 

2- Chỉ đạo công tác đấu tranh đề phòng, ngăn chặn, khám phá và trấn áp mọi âm mưu, hoạt động, tổ chức của bọn gián điệp, của các tổ chức và phần tử phản động hoạt động phá hoại ẩn nấp trong nhân dân và trong các cơ quan, các lực lượng vũ trang (quân đội thường trực và các tổ chức vũ trang, bán vũ trang địa phương) các cơ sở thuộc các ngành kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Quảng cáo 

3- Chỉ đạo công tác đấu tranh chống mọi bọn tội phạm hình sự khác; thi hành mọi biện pháp đề phòng, ngăn chặn các tai nạn về trị an, phối hợp với các cơ quan hữu quan để nghiên cứu và thi hành các biện pháp thích hợp bài trừ các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự trị an. 

4- Chủ trì công tác bảo vệ an ninh các đồng chí lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khách nước ngoài đến thăm Việt Nam, các đoàn ngoại giao và chuyên gia làm việc tại Việt Nam. 

5- Lãnh đạo công tác bảo vệ an ninh các cơ quan hành chính trung ương, địa phương và các cơ sở kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học - kỹ thuật; vũ trang bảo vệ những nơi quan trọng. 

6- Lãnh đạo công tác vũ trang ngăn chặn bọn phản cách mạng trong và ngoài nước thâm nhập hoạt động phá hoại bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, đường phân giới cắm mốc và nội địa. 

7- Chỉ đạo công tác quản lý trại giam (kể cả trại cải tạo, trại giam), tổ chức giam giữ, giáo dục phạm nhân trở thành người lương thiện. 

8- Chủ trì thực hiện các biện pháp quản lý hành chính cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự xã hội như quản lý vũ khí, quản lý điện đài, quản lý chất nổ, quản lý chất cháy và chất độc hại, quản lý người nước ngoài, quản lý người Việt Nam xuất nhập cảnh, quản lý hộ khẩu, quản lý doanh nghiệp đặc biệt , quản lý giao thông, v.v. 

9- Chỉ đạo công tác bắt, giam giữ, hỏi cung, lập hồ sơ và đề nghị xử lý các đối tượng phạm tội do cơ quan Công an thụ lý; xem xét con người; ở trọ; đồ vật, thư tín của người phạm tội và những người có liên quan. 

10- Chỉ đạo cơ quan công an các cấp thực hiện các mặt công tác công an và chỉ đạo các ngành thực hiện công tác bảo đảm an ninh trong các cơ quan, công ty, đơn vị quân đội. 

11- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác của từng giai đoạn cách mạng. 

12- Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, lao động, tiền lương, hàng hóa và các nguồn tài chính của ngành theo chế độ chung của Nhà nước.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo