Các rủi ro khi thực hiện mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh, các doanh nghiệp hình thành lên từng ngày. Trao đổi, buôn bán kinh doanh được đẩy mạnh. Mua bán từ những mặt hàng nhỏ cho đến lớn như cả công ty. Đối với công ty không hoạt động, chủ sở hữu thường lựa chọn cách bán công ty cho người khác để có thể thu được một khoản tiền. Khi mua bán doanh nghiệp cần cân nhắc điều gì? cũng như các rủi ro khi thực hiện mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam. Hãy cùng ACC tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé.

Mua Ban Doanh Nghiep Theo Hinh Thuc So Huu Von Dieu Le
Các rủi ro khi thực hiện mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

1. Mua bán doanh nghiệp là gì?

Mua bán doanh nghiệp theo tên tiếng anh là là Mergers and Acquisitions (được viết tắt là M&A). Nhằm nói đến các hoạt động sáp nhập, mua bán doanh nghiệp. M&A nói đơn giản là việc một cá nhân hoặc doanh nghiệp mua lại hoặc sáp nhập một công ty khác và không làm xuất hiện thêm một pháp nhân mới.

Đây được coi là một dự án đầu tư kinh doanh. Thông thường các tập đoàn, doanh nghiệp lớn sẽ thâu tóm, mua lại công ty nhỏ. Khi nhìn thấy được tiềm năng, khó khăn tài chính công ty nhỏ thì tập đoàn lớn sẽ mua lại. Từ đó, công ty đã bị mua lại sẽ không còn tồn tại. Nó có thể chỉ là công ty con, chi nhánh nhỏ chịu sự quản lý của doanh nghiệp đã mua. Hoặc cá nhân cũng có thể thực hiện mua lại doanh nghiệp. Chuyển nhượng qua tay thay đổi thông tin công ty và tiếp tục kinh doanh phát triển.

2. Xu hướng mua bán doanh nghiệp hiện nay

Không phải ngẫu nhiên hình thức mua bán doanh nghiệp lại được quan tâm và phát triển đến vậy. Mua bán doanh nghiệp mang tới nhiều thay đổi về cơ cấu, chủ sở hữu và các ngành nghề kinh doanh. Đây được đánh giá là lợi thế thị trường hiếm có của phần lớn các doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp đã có thị trường, nguồn khách hàng gây dựng riêng.

Nói một cách dễ hiểu, doanh nghiệp đi mua sẽ sở hữu được phần lớn thị phần của doanh nghiệp bị mua. Đây cũng chính là điều quan trọng mà thương nhân luôn hướng tới trước khi quyết định mua bán doanh nghiệp.

Tuy nhiên trên thực tế, hình thức này vẫn tồn tại mặt trái của nó. Mua bán doanh nghiệp có thể là “cái bẫy” để lừa tiền mà nếu không tỉnh táo rất dễ bị vướng phải. Bởi vậy việc thẩm định chuyên sâu về tình trạng của doanh nghiệp, công ty sẽ mua là thực sự cần thiết.

3. Các hình thức mua bán doanh nghiệp hiện nay

Trên cơ sở nghiên cứu các hình thức mua bán doanh nghiệp và dựa trên những phân tích luật thực định của Việt Nam về việc hình thành tư cách chủ sở hữu doanh nghiệp và cách thức chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện quyền kiểm soát doanh nghiệp, có thể chia thành hai hình thức:

  • Thứ nhất là Mua bán toàn bộ doanh nghiệp.
  • Thứ hai là Mua một phần doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu.

3.1. Mua bán một phần doanh nghiệp

Mua bán một phần doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu một phần doanh nghiệp từ chủ doanh nghiệp sang người mua để người mua có quyền kiểm soát mục tiêu kinh doanh.

Hình thức mua bán một phần doanh nghiệp bao gồm những trường hợp sau:

  • Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng phần vốn chi phối cho tổ chức, cá nhân khác.
  • Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chuyển nhượng phần vốn chi phối cho các thành viên còn lại hoặc các tổ chức, cá nhân khác.
  • Cổ đông công ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần chi phối cho các cố đông còn lại hoặc các tổ chức, cá nhân khác.
  • Thành viên hợp danh chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên hợp danh hoặc cá nhân khác.

3.2. Mua bán toàn bộ doanh nghiệp

Việc mua và bán toàn bộ doanh nghiệp cấu thành sự chuyển giao quyền sở hữu toàn bộ doanh nghiệp từ chủ sở hữu doanh nghiệp sang người mua. Hình thức mua bán toàn bộ công ty bao gồm: mua bán công ty tư nhân, chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng. Người mua lại công ty tư nhân và người nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần phải đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty theo quy định của pháp luật.

4. Hệ quả pháp lý khi mua bán công ty

Khi bán công ty sẽ phát sinh các hệ quả pháp lý nhất định tùy thuộc vào loại hình công ty, các hệ quả pháp lý chung:

  • Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
  • Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định pháp luật.
  • Sau khi hợp đồng có hiệu lực, công ty bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động đối với phần bị mua lại, công ty mua lại được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần công ty bị mua lại.
  • Trong trường hợp việc mua bán doanh nghiệp vi phạm luật cạnh tranh, thì doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử lý bắt buộc phải: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; thực hiện các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
  • Cá nhân, pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

5. Các rủi ro khi thực hiện mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam

5.1. Rủi ro về mặt pháp lý

Những rủi ro về mặt pháp lý có thể bao gồm: rủi ro trong quá trình hoạt động (đang bị tạm ngừng hay buộc phá sản do vi phạm các nghĩa vụ về thuế hay nợ đọng các khoản tiền, không tuân thủ quy định của pháp luật khi kinh doanh); rủi ro đến từ cơ quan quản lý nhà nước – chủ thể có quyền ban hành các quyết định hành chính và có sẵn bộ máy để cưỡng chế thực hiện quyết định này; từ các hành động pháp lý của đối tác – chủ thể có quyền hành động hoặc không hành động dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên; rủi ro đến từ các hành vi cố ý, vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp; tranh chấp,… dẫn tới doanh nghiệp đang bị kiện tụng hay vướng vào các vấn đề pháp lý khác.

Vì vậy khi mua lại công ty nói riêng và doanh nghiệp nói chung cần kiểm tra, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra.

5.2. Rủi ro về mặt tài chính

Đây cũng là rủi ro mà bên mua đặc biệt quan tâm. Những rủi ro này có thể gồm rủi ro về nguồn vốn (ví dụ như bên mua chưa góp đủ vốn, nguồn vốn kinh doanh không minh bạch…), rủi ro về tài sản (việc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế), rủi ro về các khoản nợ đối với cơ quan nhà nước và đối tác.

Thông thường để kiểm soát rủi ro về tài chính đối với những giao dịch lớn các bên sẽ thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm tra, soát xét lại toàn bộ báo cáo tài chính, tài sản và các vấn đề liên quan của doanh nghiệp để đưa ra báo cáo thẩm định tài chính.

Ngoài ra có thể thuê các bên thẩm định giá để định giá tài sản của doanh nghiệp nếu như các bên không tự thỏa thuận được về việc định giá. Việc dựa trên các báo cáo này sẽ giúp bên mua nhìn ra được những số liệu và rủi ro liên quan đến tài chính để từ đó cân quyết định mua hay không, cũng như là căn cứ để đàm phán giá mua.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Mua bán doanh nghiệp có phải đóng thuế?

Thực hiện hành vi mua bán với tài sản là các doanh nghiệp sẽ phát sinh hai loại thuế là: Thuế thu nhập doanh nghiệp/thuế thu nhập cá nhân và Thuế giá trị gia tăng. Ví dụ khi bán doanh nghiệp tư nhân cá nhân chủ sở hữu có thể phải chịu mức thuế suất lên đến 20%. Còn với công ty cổ phần có thuế phát sinh từ chuyển nhượng cổ phần.

6.2. Doanh nghiệp được mua lại người lao động sẽ mất việc?

Mặc dù hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc người lao động có tiếp tục làm việc khi công ty bị mua lại. Tuy nhiên Bộ luật Lao động 2019 có đề cập qua về vấn đề này tại Điều 43 và Điều 47. Khi doanh nghiệp sáp nhập, bán người lao động mất việc thì sẽ nhận được khoản tiền trợ cấp mất việc. Người chủ doanh nghiệp lên phương án sử dụng lao động, nhưng chưa có quy định cụ thể về phương án này.

6.3. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có điều kiện gì?

Sau khi các bên đàm phán, thỏa thuận về giá cả, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhau sẽ tiến đến bước giao kết hợp đồng. Căn cứ pháp luật hiện hành những hợp đồng liên quan đất đai, nhà ở thừa kế có yêu cầu công chứng. Đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp chỉ cần xác nhận các bên. Nếu các bên có mong muốn được bảo đảm hơn vẫn có thể công chứng, pháp luật không ngăn cấm.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Rủi ro khi mua bán doanh nghiệp mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo