Quyền tài sản là một phần của tài sản được quy định theo pháp luật. Đây là quyền được định giá bằng giao dịch dân sự, là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Việt Nam, vẫn chưa làm rõ về nhóm quyền này. Sau đây, ACC muốn gửi tới quý bạn đọc bài viết "Quyền tài sản tiếng Anh là gì? (Cập nhật 2023)" và một vài vấn đề pháp lý có liên quan:
1. Quyền tài sản là gì?
Tài sản được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Ngoài ra, tài sản là bất động sản và động sản này cũng có thể là tài sản hiện có và tài sản hiện hành trong tương lai. Cũng tại Điều 115 Bộ luật hình sự 2015 đã quy định rõ về quyền tài sản. “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Ở đây đối tượng của quyền tài sản phải đáp ứng được hai điều kiện là quyền được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao cho đối tượng khác trong các giao dịch dân sự. Qua đó có thể làm rõ vấn đề:
Thứ nhất, về quyền được trị giá bằng tiền, ở quyền này không có sự đòi hỏi phải có sự chuyển giao trong các giao dich dân sự. Quyền tài sản gồm quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ. Đối tượng của các quyền này phải đáp ứng được yêu cầu là phải trị giá được bằng tiền và phải chuyển giao được cho người khác trong các giao dịch dân sự. Ngoài ra, quyền tài sản cũng có các quyền khác gắn với nhân thân mà không thể chuyển giao được như quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về mặt sức khỏe.
Thứ hai, về phân loại. Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Có thể chia quyền tài sản thành hai loại là quyền đối nhân và quyền đối vật. Đối với quyền đối nhân, chủ thể được quyền tác động trực tiếp vào vật nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình, như quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền sở hữu, quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Còn đối với quyền thế nhân, đây là quyền của chủ thể này đối với chủ thể khác. Khi bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ theo như bên có quyền yêu cầu thì quyền đối nhân được đáp ứng.
Quyền tài sản dịch tiếng Anh là Right to property.
2. Quy định pháp luật dân sự Việt Nam về quyền tài sản:
Quyền tài sản được làm rõ tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015. Qua đó thấy rõ được quyền tài sản được chia thành các nhóm quyền như sau: quyền đối vật và quyền đối nhân; quyền tài sản có thể chuyển giao và không thể chuyển giao; quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình, quyền tài sản được thực hiện trên vật vô hình và quyền tài sản được thực hiện thông qua hành vi của con người; quyền tài sản phải đăng kí và quyền tài sản không phải đăng kí.
Thứ nhất, về quyền đối vật và quyền đối nhân
Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền của chủ thể, quyền tài sản sản được chia thành hai loại nhóm là quyền đối vật và quyền đối nhân.
Một, về quyền đối vật, đây là quyền của chủ thể được thực hiện hành vi trực tiếp trên các trên các vật cụ thể mà không cần sự cho phép hay sự hợp tác của các chủ thể khác. Quyền đối vật được thể hiện dưới các quyền như quyền sở hữu, quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền của bên đảm bảo đối với tài sản đảm bảo, quyền đối với bất động sản liền kể
Về mặt tính chất, quyền đối vật mang những mức độ khác nhau từ đầy đủ và không đầy đủ. Quyền đối vật đầy đủ toàn diện nhất trong các loại quyền là quyền sở hữu. Bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Quyền này cho phép người có quyền khai thác trọn vẹn giá trị để tạo ra giá trị vật chất, giá trị kinh tế của tài sản. Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản thông qua các hoạt động như mua bán, tặng cho, thừa kế, cho thuê lại…. Tuy nhiên trong một số trường hợp, quyền sở hữu đối của chủ sở hữu cũng bị một số hạn chế nhất định. Người có quyền sở hữu cũng được quyền không thực hiện quyền của mình theo một số quy định trong các văn bản pháp luật khác. Ngoài nhóm quyền đối vật đầy đủ ra còn có nhóm quyền đối vật không đầy đủ như quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền đối với bất động sản liền kề … Chủ sở hữu sẽ chuyển giao một số quyền đối với tài sản của mình bao gồm các quyền như quyền chiếm hữu, quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thông qua các giao dịch dân sự hay quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quyền định đoạt tài sản vẫn được chủ sở hữu giữ lại vì bản chất của nhóm quyền đối vật thì đây là sự phân ra quyền của quyền sở hữu.
Hai, về quyền đối nhân, quyền này được thiết lập trong mối quan hệ giữa hai người, hai chủ thể của quan hệ pháp luật. Quyền đối nhân được hiểu xem như là quyền cho phép một người yêu cầu người khác đáp ứng đòi hòi của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu gắn liền về lợi ích vật chất của mình. Các quyền nằm trong nhóm nhóm quyền đối nhân này bao gồm: quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho sức khỏe, tính mạng,…
Về mặt tính chất của nhóm quyền đối nhân này, mối quan hệ giữa hai người trong quyền đối nhân được gọi là quan hệ nghĩa vụ. Quyền của chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự chỉ được thỏa mãn thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể có nghĩa vụ, nghĩa là chủ thể quyền có quyền yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện một hành vi nhất định.
Thứ hai, quyền tài sản chuyển giao và quyền tài sản không chuyển giao
Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, quyền tài sản là một dạng tài sản, với tư cách là đối tượng của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ các quyền tài sản nào có thể là đối tượng của giao dịch dân sự được chuyển giao và các quyền nào không thể là đối tượng không được chuyển giao trong giao dịch dân sự. Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể những quyền nào được chuyển giao và những quyền nào không được chuyển giao trong quyền tài sản. Tuy nhiên có thể mặc định những quyền được chuyển giao trong quyền tài sản như quyền sở hữu công nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng, quyền nhận được số tiền bảo hiểm đối với vật đảm bảo…
Thứ ba, quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình, quyền tài sản được thực hiện trên vật vô hình và quyền tài sản được thực hiện thông qua hành vi của con người
Ở nhóm quyền này dựa vào đối tượng tác động mà được chia thành ba nhóm quyền nhỏ.
Một, nhóm quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình. Chủ thể quyền được thực hiện những hành vi tác động trực tiếp lên vật hữu hình nhằm thỏa mãn quyền mà không cần đến sự giúp đỡ hay cho phép của chủ thể khác, đối tượng của quyền này phải là vật hữu hình. Đây là đặc trưng riêng biệt của nhóm quyền này. Tuy nhiên, để có thể thực hiện quyền này thì chủ thể quyền phải luôn thực hiện hành vi chiếm hữu thực tế đối với tài sản. Việc chiếm hữu thực tế đối với tài sản được xem là một hình thức công khai quyền của chủ thể đối với người thứ ba khi muốn xác lập lên vật đó. Những quyền nằm trong nhóm quyền này bao gồm: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối tượng là vật hữu hình, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt…
Hai, nhóm quyền tài sản được thực hiện trên vật vô hình. Cũng như nhóm quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình, chủ thể quyền của nhóm quyền này cũng được chủ động thực hiện hành vi để thỏa mãn quyền của mình mà không cần đến sự đồng ý hay sự giúp đỡ của người khác, tuy nhiên điều đáng chú ý ở đây là đối tượng của nhóm quyền này là những vật vô hình. Đồng nghĩa với việc thực hiện quyền của chủ thể không nhất thiết phải chiếm hữu tài sản nhưng hệ quả của nhóm quyền này là chủ thể quyền phải thực hiện cơ chế đăng kí quyền tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những nhóm quyền tài sản được gắn trên vật vô hình bao gồm: quyền đối với sáng chế, quyền đối với giải pháp hữu ích, quyền tài sản là đối tượng của quyền tác giả..
3. Chủ sở hữu có các quyền gì đối với quyền tài sản của mình:
Theo quy định pháp luật, chủ sở hữu có quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Cụ thể tại Điều 158 và Điều 159 Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Về các quyền khác đối với tài sản, đây là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.
Ngoài ra, tại Điều 160 Bộ luật dân sự 2015 cũng nêu rõ, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Đối với chủ thể có quyền khác đối với tài sản, có quyền được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Quyền tài sản tiếng Anh là gì? (Cập nhật 2023), cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận