Phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ năm 2023

Quyền tác giả là gì? Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ khác nhau ở điểm nào?

Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ là hai quyền khá phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một số người lại lầm tưởng hai quyền này là một. Điều đó hoàn toàn sai lầm, gây ra nhiều hệ lụy. Bởi vậy việc hiểu biết rõ về đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm của hai quyền này là rất quan trọng. Từ đó, ta có cái nhìn đúng đắn và có thể phân biệt được một cách dễ dàng. Với bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn và đi sâu vào vấn đề Phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ.

Quyen-tac-gia-va-quyen-so-huu-tri-tue

Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 quy định về khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

“Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Quyền sở hữu trí tuệ quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
  2. Quyền tác giả quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

>>>Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật sở hữu trí tuệ

2. Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ có phải là một?

Căn cứ khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, ta có thể dễ dàng phân biệt được hai quyền này và thấy rằng quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ không phải là một vì:

  • Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền tác giả.
  • Quyền sở hữu trí tuệ có thể là quyền tác giả
  • Quyền tác giả không thể là quyền sở hữu trí tuệ

>>>Tìm hiểu thêm: Quyền tác giả là gì? Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

3. Phân biệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ

Cơ sở pháp lý : VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ

  • Điểm chung:

Đều bảo hộ sản phẩm của trí tuệ, tư duy.

Đều có chủ thể là tổ chức, cá nhân

  • Điểm khác nhau:
 

Quyền tác giả

Quyền sở hữu trí tuệ

Khái niệm

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”

Đối tượng được bảo hộ

.1. “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

 

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

Quyền tác giả

Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền đối với giống cây trồng

Thời điểm phát sinh

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền sở hữu trí tuệ phát sinh tại tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ

Văn bằng bảo hộ

Không nhất thiết phải có văn bằng bảo hộ vì đã được bảo hộ đương nhiên

Có một số trường hợp phải được đăng kí, công bố sau đó cấp văn bằng bảo hộ  
như quyền sở hữu công ghiệp, một số quyền được bảo hộ đương nhiên như quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ

Thời hạn: quyền nhân thân có thời hạn bảo hộ như sau:

hết cuộc đời tác giả

75 năm,

100 năm 

một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn

Thời hạn bảo hộ tương ứng với từng đối tượng. Đối tượng đó có thể là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp,…

Ngoài ra, tương ứng với từng trường hợp thời hạn bảo hộ có thể được gia hạn thêm

4. Nên đăng kí bảo hộ quyền tác giả hay quyền sở hữu trí tuệ?

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Vậy nên, để trả lời cho câu hỏi Nên đăng kí bảo hộ quyền tác giả hay quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta cần dựa vào các yếu tố sau:

Xác định đối tượng đăng kí là gì: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp hay quyền

– Nếu là Quyền sở hữu công nghiệp thì sẽ đăng kí bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ;

– Nếu là Quyền tác giả, quyền liên quan thì sẽ đăng kí bảo hộ tại Cục Bản quyền Tác Giả; hoặc có thể không đăng kí vì quyền tác giả được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất.

– Nếu là quyền  đối với giống cây trồng thì sẽ đăng kí bảo hộ tại Cục Trồng Trọt

5. Dịch vụ đăng kí bảo hộ quyền tác giả tại công ty Luật ACC

Khi khách hàng chọn dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi có

  • Những Luật sư uy tín hàng đầu
  • Giải quyết vụ việc một cách sát sao, tỉ mỉ từng
  • Chất lượng dịch vụ luôn luôn đi cùng với uy tín
  • Chúng tôi chuyên tư vấn và xử lý các vấn đề về mảng Sở Hữu trí tuệ và các mảng pháp luật khác.
  • Hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả quy định bởi Bộ văn hóa thể thao và du lịch
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

Ngoài ra, còn có các tài liệu khác như:

  • Văn bản ủy quyền.
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

6. Câu hỏi thường gặp

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh là bao nhiêu năm?

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

Tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ có phải là một?

Căn cứ khái niệm của quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, ta có thể dễ dàng phân biệt được hai quyền này và thấy rằng quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ không phải là một vì:

  • Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền tác giả.
  • Quyền sở hữu trí tuệ có thể là quyền tác giả
  • Quyền tác giả không thể là quyền sở hữu trí tuệ

Thời gian bảo vệ quyền tác giả?

-Các quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;- Các quyền tài sản: Có thời hạn bảo hộ như sau:+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên+ Tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50  sau năm đồng tác giả cuối cùng chết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn khác nhau, quyền sở hữu trí tuệ là bao gồm cả quyền tác giả. Trước khi đăng kí văn bằng bảo hộ, ta cần xác định quyền đối với tác phẩm là gì. Từ đó chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền

Nếu các bạn có khó khăn gì hoặc muốn đăng kí quyền tác giả nhanh nhất. Hãy gọi cho chúng tôi ngay. Cảm ơn đã đọc hết bài viết.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (739 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo