So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp 2023

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri như như ngày nay, quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng được mọi người quan tâm. Hai đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm nhất phải kể đến là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Trong bài viết dưới đây Luật ACC sẽ so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp để giúp bạn đọc có thể phân biệt và tránh nhầm lần 2 đối tượng này.

quyèn-tác-giả-và-quyèn-sỏ-hũu-cong-nghiẹp-300x150

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

1. Điểm giống nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền sở hữu trí tuệ và có một số đặc điểm chung như là tài sản vô hình, là một loại tài sản.

2. Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

2.1. Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp về khái niệm

-Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

- Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

2.2. Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp về thời điểm phát sinh quyền sở hữu trí tuệ

-Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

2.3. Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp về hình thức bảo hộ

-Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Tóm lại, quyền tác giả được pháp luật tự động bảo hộ và không cần thực hiện các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh tại từng thời điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng được bảo hộ, cụ thể như sau:

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

+ Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

+ Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

2.4. Điểm khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp về thời hạn bảo hộ

-Thời hạn bảo hộ của quyền tác giả thường dài hơn quyền sở hữu công nghiệp (thường là hết cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời; một số quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn).

- Thời hạno hộ của quyền sở hữu công nghiệp thường ngắn hơn quyền tác giả (ví dụ như: 5 năm đối với kiểu dáng công nghiệp, 10 năm đối với nhãn hiệu, 20 năm đối với sáng chế- có thể gia hạn thêm 1 khoảng thời gian tương ứng với từng đối tượng).

Trên đây là toàn bộ so sánh của chúng tôi giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Nếu trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực hiện các thủ tục liên quan đến quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, các bạn có bất cứ thắc mắc nào các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất. Công ty Luật ACC chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý về đăng ký bảo hộ quyền tác giả, nếu bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi nhé.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo