Bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số năm 2023

Môi trường kỹ thuật số ngày một phát triển đem đến nhiều thành tựu to lớn cho xã hội nhưng cũng vì thế mà không ít cá nhân lợi dụng điều đó để trục lợi. Nhất là trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền hay quyền tác giả gặp nhiều khó khăn. Vậy bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số như thế nào? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để có câu trả lời thỏa đáng và chi tiết nhất nhé.

quyen-tac-gia-trong-moi-truong-ky-thuat-so

Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số

1. Quyền tác là gì? Môi trường kỹ thuật số là gì?

quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy thế nào là quyền tác giả? Thế nào môi trường kỹ thuật số?

Theo khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Trong đó, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1, Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019.

Còn dưới góc độ khoa học thì khái niệm môi trường kỹ thuật số được diễn giải như sau: Môi trường kỹ thuật số theo nghĩa phổ quát nhất là chỉ tất cả các tổ hợp các yếu tố bên ngoài, bao trùm một hệ thống kiểu tín hiệu và định dạng dữ liệu dựa trên thuật số, ở dạng nhị phân với đơn vị là các bit, dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số “0” và “1”, trên cơ sở tổng các lỹ thừa của 2, để định dạng các kiểu tín hiệu và dữ liệu được mô tả bằng các bit. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng của nó.

Như vậy, quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số chính là quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm được bảo hộ trên nền tảng kỹ thuật số.

2. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số

Khác với việc bảo hộ quyền tác giả trên các phương tiện nghe nhìn khác, quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số thật sự khó khăn, là một thách thức to lớn đối với cả tác giả lẫn các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo hộ quyền tác giả, bởi lẽ môi trường kỹ thuật số là một môi trường “ảo” thông qua mạng Internet và các trình duyệt Web.

Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số xuất phát từ những lý do sau đây:

 2.1. Thứ nhất là dưới góc độ kỹ thuật:

Sự hình thành và phát triển của pháp luật về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung luôn gắn chặt với sự phát triển của khoa học và công nghệ. Môi trường kỹ thuật số tạo cơ hội cho người sử dụng tiếp cận các tác phẩm nhanh nhất, đồng thời cũng làm gia tăng quy mô của hoạt động sao chép, vi phạm quyền tác giả.

Kỹ thuật số, công nghệ số mang đến cơ hội mới trong cách thức thể hiện tác phẩm, đồng thời đã làm thay đổi cách thức lưu giữ tác phẩm, bản ghi âm, chương trình phát sóng, dạng vật chất chứa đựng tác phẩm thay đổi.

Ngoài ra, sự bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số còn do 15 đòi hỏi của sự phát triển của các phương tiện sao lưu kỹ thuật số, do sự phát triển của công nghệ nén dữ liệu… Với những thành tựu sáng tạo của công nghệ thông tin, con người có thể tiếp cận, khai thác, sử dụng dễ dàng các nguồn thông tin, điều này đồng nghĩa với việc vi phạm quyền tác giả cũng có thể xảy ra một cách dễ dàng và phổ biến.

 2.2. Thứ hai là dưới góc độ kinh tế:

Hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số khá phổ biến, khó phát hiện việc xâm phạm quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Đối với việc bảo hộ quyền tác giả nói chung, hành vi vi phạm quyền tác giả vi phạm kỷ cương, trật tự trong quản lý nhà nước, gây thiệt hại về kinh tế, xã hội.

Đối với một tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả cụ thể, nếu đối tượng của hành vi vi phạm là tác phẩm thì hành vi quyền tác giả gây thiệt hại về kinh tế cho tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả) do không thu được tiền quyền tác giả hoặc thu được ít hơn.

Đối với tác giả, hành vi vi phạm quyền tác giả là hành vi tước đoạt lợi ích kinh tế của tác giả (chủ sở hữu quyền tác giả) mà lẽ ra tác giả có thể thu được khi cho phép sử dụng tác phẩm; xâm phạm quyền tác giả còn gây thiệt hại cho nhà nước vì không thu được thuế, đồng thời thường đi kèm với việc sử dụng lợi nhuận bất chính cho hoạt động tội phạm khác.

Và trên thực tế, việc phát hiện, đấu tranh chống nạn xâm phạm quyền tác giả, đặc biệt bảo vệ quyền tác giả trọng môi trường kỹ thuật số phức tạp khó khăn hơn. Đã đến lúc cần thay đổi thói quen sử dụng, khai thác các tác phẩm, thành quả sáng tạo của người khác mà không cần xin phép, không cần trả thù lao.

3. Cách thức bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số năm 2022 thế nào?

Để có thể bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số mỗi chúng ta cần hiểu rõ các quy định áp dụng biện pháp bảo vệ như thế nào. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại phần thứ năm của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019.

Theo đó có các biện pháp:

  • Biện pháp tự bảo vệ
  • Biện pháp dân sự
  • Biện pháp hành chính
  • Biện pháp hình sự

Tùy từng hành vi xâm phạm mà bạn có thể xem xét áp dụng các biện pháp bảo vệ nêu trêu cho phù hợp.

4. Nguyên nhân xâm phạm quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số

Thứ nhất, phải kể đến là do khoa học công nghệ phát triển thuận lợi cho việc chuyển đổi, lưu trữ và sao chép.

Thứ hai, cơ quan quản lý đăng ký, bảo hộ và xử lý đối với hoạt động xâm phạm quyền tác giả hiện nay thì hoạt động thực sự chưa hiệu quả. Luật của chúng ta điều chỉnh rất tốt, nhưng tính khả thi của nó còn hạn chế. Việc phân quyền cho các cơ quan đôi khi nó còn chồng chéo, rời rạc.

Thứ ba, nhận thức xã hội của người dân còn chưa cao. Nguyên nhân một phần là do thực tế điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta, ở những giai đoạn kinh tế khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội của từng người dân thấp, nhưng nhu cầu về văn hóa, xã hội vẫn có. Tuy nhiên, điều kiện về tài chính lại không thể đáp ứng được.

Thứ tư, đôi khi chúng ta muốn sử dụng một cách hợp pháp, muốn xin phép nhưng lại không biết phải xin phép ai, không tìm được chủ sở hữu quyền tác giả là ai?

Thứ năm, quy định về mức phí và cách đàm phán trong luật của chúng ta hiện nay còn đang hở. Tùy thuộc vào mức độ uy tín của tác giả, có thể phí rất thấp hoặc rất cao. Điều này làm cho việc xâm phạm xảy ra rất nhiều.

5. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số

Từ phía các cơ quan chức năng, cần có những chính sách, cơ chế phù hợp, chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sáng tạo, có như vậy mới có thể khuyến khích được hoạt động sáng tạo.

Từ phía công chúng nói chung, cần có ý thức tôn trọng thành quả sáng tạo của người khác. Cần hình thành tâm lý tôn trọng quyền tác giả khi sử dụng, khai thác tác phẩm của người khác, coi việc trả tiền bản quyền là một nghĩa vụ đương nhiên phải thực hiện.

Có như vậy, chúng ta mới có thể nghĩ đến một thị trường bản quyền lành mạnh, tạo nền tảng cho việc hội nhập ngày một sâu rộng với thế giới và tránh những thiệt thòi không đáng có.

6. Các câu hỏi thường gặp.

 Xâm phạm quyền tác giả trên Internet như thế nào?

  • Quyền tác giả trên môi trường Internet bị xâm phạm vì tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép có những ứng dụng, những tiện ích để thực hiện những trao đổi, sao chép, tải về máy cá nhân các nội dung đang còn được bảo hộ. Xâm phạm quyền tác giả có thể được xem xét dưới góc độ dân sự hoặc hình sự. Ở góc độ dân sự, khi có thực hiện hành vi nhân bản, trình diễn hay khai thác sáng tạo tinh thần ngay cả khi hành vi đó là ngay tình.

Xâm phạm quyền nhân thân là gì?

  • Quyền nhân thân là một đặc trưng của quyền tác giả làm nên sự khác biệt rõ ràng với một quyền sở hữu công nghiệp như quyền sáng chế hay quyền nhãn hiệu. Quyền nhân thân đòi hỏi dấu ấn cá nhân của tác giả phải thể hiện trong tác phẩm được bảo vệ. Nói cách khác, vì quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, quyền này được ghi nhận từ dấu ấn cá nhân của tác giả lên tác phẩm, nên tính cá nhân rất cao và vì vậy mà trở thành một quyền bất khả chuyển nhượng.

Xâm phạm quyền tài sản là gì? 

  • Quyền tài sản, một nội dung của quyền tác giả trao cho người sáng tạo độc quyền cho phép hay cấm người khác khai thác tác phẩm của mình. Khác với quyền nhân thân, quyền tài sản có thể chuyển nhượng. Quyền tài sản cho phép tác giả nhân bản, sao chép, phân phối, truyền đạt tác phẩm tới công chúng. Đối với tác phẩm trong môi trường kỹ thuật số, việc lưu trữ một tác phẩm được bảo hộ dưới dạng số trên một phương tiện điện tử chính là nhân bản.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về sự cần thiết cũng như xác định nguyên nhân và đưa ra cách thức bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị pháp lý chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký quyền tác giả uy tín tại Việt Nam thì công ty Luật ACC sẽ là lựa chọn sáng suốt. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần sự hỗ trợ nhé.

✅ Bảo vệ: ⭕ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo