Quyền tác giả trên mạng xã hội được quy định như thế nào? 2023

Sự phát triển của công nghệ viễn thông khiến cuộc sống chúng ta đến gần nhau hơn, đặc biệt là việc mua bán hàng online đã không còn lạ lẫm. Tuy nhiên, bạn có thấy bức xúc khi thấy bài đăng bán hàng và các hình ảnh sản phẩm của mình bị người khác trên facebook ăn cắp và nói là của mình. Vậy pháp luật quy định về vấn đề quyền tác giả trên mạng xã hội như thế nào? Cùng lắng nghe lời giải đáp của các Luật sư ACC tư vấn qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

quyen-tac-gia-tren-mang-xa-hoi

Quyền tác giả trên mạng xã hội

1. Quyền tác giả trên mạng xã hội là gì?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề bảo hộ đối với quyền tác giả trên mạng xã hội chúng ta cần làm rõ hai vấn đề thế nào là quyền tác giả và thế nào là mạng xã hội.

Trước tiên, theo khoản 2, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Còn mạng xã hội được định nghĩa tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/201/NĐ-CP giải thích: “22. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.”

Như vậy, quyền tác giả trên mạng xã hội chính là các quyền mà tác giả, chủ sở hữu có đối với tác phẩm được bảo hộ kể cả trên hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng. Khi có hành vi xâm phạm đến quyền này thì họ sẽ được pháp luật đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quyền tác giả trên mạng xã hội có được bảo hộ?

Theo quy định trước đây thì người dùng mạng xã hội không có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ hay không. Tuy nhiên, đến khi Luật An ninh mạng ra đời đã cụ thể hóa vấn đề quyền tác giả trên mạng xã hội.

Theo đó khoản 1 Điều 18 Luật này liệt kê các hành vi “Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng” được xác định là một trong những hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Như vậy, có thể khẳng định rằng pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng vẫn áp dụng với mạng xã hội. Do đó, quyền tác giả trên mạng xã hội cần được bảo hộ nghiêm ngặt.

3. Pháp luật quy định quyền tác giả trên mạng xã hội được quy định như thế nào?

Cũng giống như các quyền tác giả thông thường thì quyền tác giả trên mạng xã hội được trao cho chủ thể là tác giả hay đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Trong đó, tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm. Còn chủ sở hữu tác giả là người sử dụng tài chính, thời gian, cơ sở vật chất kỹ thuật để sáng tạo ra tác phẩm.

Nội dung của quyền này cũng gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

3.1. Quyền nhân thân

Quyền này gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

Quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao gồm ba quyền:

  • Đặt tên cho tác phẩm;
  • Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Vì là quyền nhân thân không được chuyển giao nên nó chỉ được dành cho tác giả (cho dù đồng thời hay không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao.

Quyền nhân thân gắn với tài sản là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Chính từ quyền này làm phát sinh bản chất độc quyền của quyền tác giả. Quyền này là quyền nhân thân có thể chuyển giao, gắn với các quyền tài sản trong chế định quyền tác giả, vì thế nó chỉ giành cho chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả nếu như tác giả cũng đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.

3.2. Quyền tài sản

Bao gồm các quyền sau:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả trên mạng xã hội ra sao?

Quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản là các quyền được bảo hộ có thời hạn, cụ thể thời hạn bảo hộ quyền tác giả trên mạng xã hội phụ thuộc vào loại hình của tác phẩm, cụ thể như sau:

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình;

Tác phẩm khuyết danh chưa được công bố, khi các thông tin về tác giả xuất hiện và Tác phẩm không thuộc loại hình Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

Thời hạn bảo hộ các quyền tài sản và quyền nhân thân có gắn với tài sản chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả20.

5. Thẩm quyền đăng ký bảo hộ quyền tác giả trên mạng xã hội

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ quyền tác giả trên mạng xã hội là Cục Bản quyền Việt Nam.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về việc xác định quyền tác giả trên mạng xã hội có được bảo hộ hay không? Thời hạn, các quyền được hưởng và thẩm quyền đăng ký bảo hộ. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ quý khách hàng trong các dịch vụ pháp lý nhất là đăng ký quyền tác giả. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi đừng ngần lại để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (323 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo