Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?

Quyền tác giả là một trong các quyền khá đặc biệt của quyền sở hữu trí tuệ, nhiều người đang thắc mắc quyền tác giả không bảo hộ nội dung là đúng hay sai? Nếu đúng như vậy thì bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình như thế nào? Thực hiện quá trình bảo hộ tại đâu? Để giải đáp các thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC để được hướng dẫn chi tiết và cụ thể nhé.

quyen-tac-gia-khong-bao-ho-noi-dung

Quyền tác giả không bảo hộ nội dung?

1. Khái niệm quyền tác giả

Cụm từ quyền tác giả có lẽ chúng ta đã nghe rất nhiều, để giải đáp được vấn đề rằng quyền tác giả không bảo hộ nội dung có đúng quy định hay không bạn cần hiểu thế nào là quyền tác giả.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định như sau:

“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Như vậy, tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học, luôn song hành với tác giả chính là tác phẩm của họ. Quyền tác giả được hiểu là các quyền mà một cá nhân, tổ chức được sở hữu và áp dụng để hưởng các phần nội dung liên quan đến tác phẩm của mình.

2. Có phải quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:

“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

Theo quy định trên thì có thể khẳng định quyền tác giả không bảo hộ nội dung hay nói cách khác quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo, tức là việc một tác phẩm dù có chất lượng như thế nào có giá trị hay không miễn là được thể hiện dưới một hình thức nhất định mà người đọc có nhận diện được là đã được bảo hộ.

3. Vì sao nói bản quyền tác giả bảo hộ hình thức không bảo hộ nội dung?

Việc Nhà nước ta quy định quyền tác giả không bảo hộ nội dung tác phẩm xuất phát từ thực tế đó là các tác phẩm đều thể hiện ý tưởng cụ thể sáng tạo dưới dạng vật chất nhất định. Nhiều trường hợp cùng một nội dung giống nhau nhưng có cách thể hiện rất khác nhau thì vẫn được xem là tác phẩm riêng biệt và cần được bảo hộ.

Ngoài ra, tại Công ước Berne mà Việt Nam tham gia là thành viên cũng quy định rõ quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm mà không bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo.

Do đó, nói bản quyền tác giả bảo hộ hình thức thức không bảo hộ nội dung là như vậy.

4. Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm thể hiện dưới hình thức nào?

Như trên đã đề cập pháp luật Việt Nam không quy định quyền tác giả không bảo hộ nội dung mà bảo hộ dựa trên việc xác lập hình thức vật chất nhất định. Vậy những hình thức đó thể hiện dạng như thế nào?

Quyền tác giả được bảo hộ thể hiện dưới các hình thức khác nhau, có thể kể đến như nói, viết, cử chỉ hay hành động đối với các tác phẩm sân khấu; các bức trang, điêu khắc đối với các tác phẩm tạo hình….

5. Bảo hộ quyền tác giả bằng cách nào?

Do quyền tác giả không bảo hộ nội dung nên tự tác phẩm đã được bảo hô tự động sau khi nó được xác lập dưới hình thức vật chất nhất định. Do đó việc đăng ký bảo hộ không mang tính bắt buộc.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn các tranh chấp về quyền tác giả chúng tôi nhận thấy bạn nên đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền. Khi đã đăng ký bảo hộ nó sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn khi có tranh chấp xảy ra.

6. Câu hỏi thườn gặp

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

-Các quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm.
– Các quyền tài sản: Có thời hạn bảo hộ như sau:
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
+ Tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50  sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Điều kiện bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả là gì?

Để quyền liên quan được bảo hộ thì phải đảm bảo điều kiện là có tính nguyên gốc, phải có dấu ấn sáng tạo của chủ thể liên quan và không gây phương hại đến quyền tác giả.

Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm thể hiện dưới hình thức nào?

Như trên đã đề cập pháp luật Việt Nam không quy định quyền tác giả không bảo hộ nội dung mà bảo hộ dựa trên việc xác lập hình thức vật chất nhất định. Vậy những hình thức đó thể hiện dạng như thế nào?

Quyền tác giả được bảo hộ thể hiện dưới các hình thức khác nhau, có thể kể đến như nói, viết, cử chỉ hay hành động đối với các tác phẩm sân khấu; các bức trang, điêu khắc đối với các tác phẩm tạo hình….

Quyền tác giả là gì?

Là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học, luôn song hành với tác giả chính là tác phẩm của họ. Quyền tác giả được hiểu là các quyền mà một cá nhân, tổ chức được sở hữu và áp dụng để hưởng các phần nội dung liên quan đến tác phẩm của mình.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi giúp quý độc giả hiểu rõ việc quyền tác giả không bảo hộ nội dung mà bảo hộ dưới hình thức nhất định và tự động xác lập mà không cần phải đăng ký. Công ty Luật ACC là đơn vị chuyên hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhất là quyền tác giả một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nếu quý độc giả có nhu cầu xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất nhé. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo