Trên thị trường hiện nay bên cạnh các tác phẩm chính gốc chúng ta nhận thấy có nhiều tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác rất thông dụng hay việc chuyển thể tác phẩm tiểu thuyết thành bộ phim kinh điển,…. Theo quy định của pháp luật thì đó được xác định là những tác phẩm phái sinh. Vậy tác phẩm phái sinh là gì? Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh được bảo hộ hay không? Ý nghĩa của nó?.... Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của ACC để hiểu rõ hơn nhé.
Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
1. Tác phẩm phái sinh là gì?
Theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019 giải thích tác phẩm phái sinh như sau:
“8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra bởi sự kế thừa nội dung, phát triển ý tưởng, giai điệu,….của tác phẩm gốc và từ tác phẩm gốc. Do đó họ cũng sẽ có quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh.
2. Tác phẩm phái sinh có được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Việc xác định quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh có được bảo hộ hay không cần dựa trên các điều kiện nhất định. Theo các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ thì một tác phẩm phái sinh được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
2.1. Không xâm phạm đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc
Khoản 2 Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 quy định: “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh”. Nghĩa là, sự ra đời của tác phẩm phái sinh không được gây tổn hại đến quyền lợi của tác giả tác phẩm gốc, bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân.
2.2. Được sự đồng ý cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
Khoản 7 Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 là hành vi “Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này”.
Như vậy có nghĩa là, chỉ trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị, thì bất kể hành động làm tác phẩm phái sinh nào cũng phải được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu tác phẩm gốc.
2.3. Mang đậm dấu ấn riêng của tác giả tác phẩm phái sinh
theo Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.
Như vậy, có thể hiểu, Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức, cách thức thể hiện nội dung, ý tưởng đó. Do vậy, tác phẩm phái sinh muốn được bảo hộ một cách độc lập thì nó phải thể hiện được sự sáng tạo nhất định về hình thức thể hiện nội dung, ý nghĩa, giai điệu…dựa trên tác phẩm gốc, đồng thời phải mang dấu ấn mới mẻ của tác giả tác phẩm phái sinh.
3. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh trong sở hữu trí tuệ?
Việc bảo hộ Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy nhu cầu thưởng thức các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.
Do đó, việc phát triển và sáng tạo các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng trở thành lĩnh vực mang giá trị kinh tế và được quan tâm.Trong đó, không thể không kể đến việc ra đời những tác phẩm phái sinh có tính sáng tạo cao, mang lại nhiều giá trị về kinh tế và đưa tác phẩm gốc phù hợp với thời đại, đến gần với quần chúng hơn, bao gồm nhưng không giới hạn ở những tác phẩm dịch, tác phẩm chuyển thể, tác phẩm cải biên… Đó chính là sự kế thừa, phát huy có sáng tạo từ những giá trị gốc trong khuôn khổ cho phép.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về xác định thế nào là tác phẩm phái sinh cũng như điều kiện để bảo hộ Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh. Công ty Luật ACC chuyên hỗ trợ quý khách hàng trong các dịch vụ pháp lý nhất là đăng ký quyền tác giả cho các tác phẩm phái sinh. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi đừng ngần lại để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất nhé.
Nội dung bài viết:
Bình luận