Quyền tác giả có bắt buộc phải đăng ký không? (Quy định 2023)

Bạn là tác giả của một tác phẩm? Bạn đang băn khoăn không biết có cần phải đăng ký bản quyền tác giả hay không? Và làm thế nào để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của bạn? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp quyền tác giả có bắt buộc phải đăng ký không? nhé.

quyen-tac-gia-co-bat-buoc-phai-dang-ky-khong

Quyền tác giả có bắt buộc phải đăng ký không?

1. Tại sao đăng ký quyền tác giả rất cần thiết?

Trước khi trả lời câu hỏi quyền tác giả có bắt buộc phải đăng ký hay không? cùng xem tầm quan trọng của việc đăng ký quyền tác giả nhé.

Việc bảo hộ bản quyền tác giả đồng nghĩa với sản phẩm thuộc sở hữu của bạn sẽ được pháp luật bảo hộ. Khi bạn đăng ký bản quyền tác giả đồng nghĩa với bạn đã được chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, là phần thưởng xứng đáng nhất cho người sáng tạo. Khi đó, bạn sẽ được đảm bảo cho người sáng tạo ra không bị sử dụng trái phép tác phẩm như ăn trộm, sao chép, lạm dụng.

Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả sẽ đồng nghĩa với việc tuyên bố quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm. Nếu người khác muốn sử dụng hoặc sao chép thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.

Nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với cục bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

2. Quyền tác giả có bắt buộc phải đăng ký hay không?

Như vậy quyền tác giả có phải bắt buộc đăng ký không?

Quyền tác giả được phát sinh tự động tại thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra và được định hình dưới hình thức vật chất nhất định. Vì thế, việc đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là không bắt buộc mặc dù tác phẩm đã được công bố hay chưa, đã đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

Các quyền lợi mà chủ sở quyền được hưởng ngay khi tác phẩm được định hình dưới hình thức nhất định.

Qua nội dung đã phân tích ở trên bạn đã cũng có thể đưa ra cho mình câu trả lời quyền tác giả có phải bắt buộc đăng ký không? Đó là không bắt buộc.

3. Để được đăng ký bản quyền tác giả cần những điều kiện gì?

Tác phẩm được đăng ký theo quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết. Để được đăng ký tác phẩm phải đáp ứng các các điều kiện sau:

+ Tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định.

+ Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác).

+ Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào, tác phẩm phải có tính nguyên gốc, không sao chép hay bắt chước tác phẩm khác.

4. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm giấy tờ sau đây:

+ 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

+ Các giấy tờ liên quan đến thông tin của tác giả: Họ tên đầy đủ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số CMND, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ hiện tại.

+ Giấy uỷ quyền cho người thực hiện đăng ký bản quyền (theo mẫu);

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

5. Đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?

Đăng ký bản quyền tác giả được thực hiện thông qua các thủ tục sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm

-Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả: Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả

Chủ đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện để nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ.

Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Nhận thông báo dự định cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả và nộp lệ phí

Khi đơn đăng ký logo đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho logo mà doanh nghiệp đã đăng ký và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí cấp văn bằng cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 4. Nhận Giấy chứng nhận bản quyền tác giả

Thời hạn giấy chứng nhận: sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký, nếu hồ sơ hợp lệ, tác giả sẽ nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký quyền tác giả  được cấp bởi Cục Bản Quyền Tác Giả Việt Nam.

6. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao nhiêu năm?

Đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm tính từ ngày công bố đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm kể từ khi tác phẩm điện ảnh, sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn tính từ khi tác phẩm được định hình.

Đối với những loại hình tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết, nếu có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt: 24h ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả.

Như vậy, qua nội dung bài viết đã phân tích ở trên, có thể thấy việc đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là không bắt buộc mặc dù tác phẩm đã được công bố hay chưa, đã đăng ký hoặc chưa đăng ký bảo hộ. Tuy nhiên, đăng ký quyền tác giả là rất cần thiết vì có thể giúp tác giả tránh bị xâm phạm những quyền lợi của mình.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết quyền tác giả có bắt buộc hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

ACC là đơn vị hàng đầu và uy tín trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, ACC có đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm trong lĩnh vực dân sự. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận, và hỗ trợ tư vấn khách hàng đang có vướng mắc về pháp luật dân sự một cách toàn diện và tối đa.

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo