Tài sản trí tuệ có phải là tài sản vô hình ?

Tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến tài sản trí tuệ. 

Thành lập công ty khoa học công nghệ
Tài sản trí tuệ

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật dân sự năm 2015 

Luật sở hữu trí tuệ 

1. Tài sản vô hình là gì ? 

Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC giải thích như sau:

Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế. 

Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;

- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);

- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;

- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

Theo đó, tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế.

Tài sản vô hình được đề cập trong tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Không có hình thái vật chất; tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất, nhưng giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;

- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình (ví dụ: hợp đồng, bằng chứng nhận, hồ sơ đăng ký, đĩa mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính, v.v.);

- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;

- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.

2. Tài sản trí tuệ là gì ? 

Có thể hiểu tài sản trí tuệ là những sản phẩm do trí tuệ con người sáng tạo, ra thông qua các hoạt động tư duy, sáng tạo trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; phần mềm máy tính; sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; giống cây trồng mới và các sản phẩm trí tuệ có giá trị khác. Đây là một loại của tài sản vô hình, không xác định được bởi đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn vì có khả năng sinh ra lợi nhuận.

Tài sản trí tuệ trong tiếng Anh là “Intellectual Property”.

3. Tài sản trí tuệ có phải là tài sản vô hình không ?  

Từ định nghĩa tài sản vô hình đã đề cập ở mục đầu, tài sản trí tuệ là một bộ phận của tài sản vô hình. Tài sản trí tuệ là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật;

Tài sản trí tuệ bao gồm:

Thứ nhất, Quyền tác giả và quyền liên quan;

Theo Khoản 1, 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

Như vậy, khi cá nhân sáng tác ra một tác phẩm và thể hiện tác phẩm dưới dạng hình thức nhất định. Thông qua quá trình lao động sáng tạo hoặc một tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền tác giả thì những tổ chức, cá nhân đó được xem là chủ thể của quyền tác giả. Vì tài sản trí tuệ luôn được định hình dưới dạng một tác phẩm nên là quyền tác giả không bảo hộ cho ý tưởng mà chỉ bảo vệ cách thức thể hiện của tư duy.

Đối với quyền liên quan, tài sản trí tuệ là chương trình biểu diễn, bản ghi âm, chương trình phát thanh, truyền hình.

Thứ hai, Quyền sở hữu công nghiệp.

Quyền sở hữu công nghiệp bảo vệ các tài sản trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.

Thứ ba, Quyền đối với giống cây trồng.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

4. Quy định của pháp luật về quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ. 

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT) là bộ luật hiện hành quy định và điều chỉnh các vấn đề xoay quay lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định của luật này, quyền tác giả bao gồm quyền tài sản và quyền tài sản (Điều 18). Theo đó, quyền tài sản là quyền gắn liền với tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và được liệt kê cụ thể tại Điều 20 như sau:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
  • Sao chép tác phẩm;
  • Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Các quyền tài sản theo quy định tại Điều 20 được pháp luật bảo hộ theo thời hạn nhất định.

5. Đặc điểm của tài sản trí tuệ. 

- Tài sản trí tuệ là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Khoa học trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Công nghệ trong trường hợp này được hiểu là công nghệ có thể chuyển giao độc quyền (ví dụ công nghệ lên men bia) hoặc công nghệ không thể chuyển giao độc quyền (ví dụ công nghệ đào tạo).

- Tài sản trí tuệ có khả năng tái tạo và phát triển.

- Tài sản trí tuệ có khả năng bị hao mòn vô hình. Một tài sản trí tuệ có thể được coi là có giá trị lớn ở thời điểm này, nhưng sẽ có những tài sản trí tuệ khác có giá trị cao hơn ở những thời điểm sau đó.

- Tài sản trí tuệ tồn tại ở dạng thông tin và có khả năng lan truyền vô tận, ví dụ một chương trình phát thanh, truyền hình được phát đi ở một quốc gia thì ngay lập tức nó có thể lan truyền đến tất cả mọi quốc gia trên thế giới.

- Tài sản trí tuệ dễ bị sao chép, ví dụ một tác phẩm văn học có thể bị sao chép thành nhiều bản, chất lượng thông tin của bản sao tương đương với chất lượng thông tin của bản gốc. Đây là đặc điểm đáng lưu ý, nhất là trong thời đại kĩ thuật số, qua đó cho thấy nếu không có cơ chế pháp luật hữu hiệu để bảo hộ tài sản trí tuệ thì không thể kiểm soát được tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Trong cùng một thời điểm, tài sản trí tuệ có thể nhiều người cùng sử dụng, mà việc sử dụng của người này có thể không hoặc có thể ảnh hưởng tới việc sử dụng của người khác.

- Tài sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và có thể được trao đổi trên thị trường, ví dụ có thể mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế thông qua hợp đồng chuyển giao sáng chế, nhà xuất bản có thể mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một tác phẩm văn học.

- Việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về Tài sản trí tuệ có phải là tài sản vô hình ?”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo