Hiện nay để đảm bảo quyền lợi cho con, cũng như sức khỏe của người mẹ, pháp luật hiện hành đưa ra rất nhiều quy định về vấn đề này. Theo đó thì quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi có nhiều điểm đặc biệt hơn so với những lứa tuổi khác. Để hiểu hơn về vấn đề này nãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi
1. Căn cứ pháp lý về quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Bộ luật lao động 2019.
2. Những quyền lợi về quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi trong hôn nhân và gia đình
Trong hôn nhân gia đình, quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi được thể hiện trong việc: Chồng không được quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy có thể thấy việc quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi chắc chắn dành cho người mẹ, tuy nhiên đây là giai đoạn nhạy cảm dễ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người mẹ, do đó pháp luật không cho phép người bố được ly hôn trong trường hợp này. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi việc nuôi dạy một đứa trẻ mới sinh là giai đoạn rất khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ, do đó cần phải đảm bảo được sự chăm sóc hỗ trợ lẫn nhau giữa cả bố và mẹ.
Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành được quyền nuôi con, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết: Hướng dẫn giành quyền nuôi con
3. Những quyền lợi về quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi trong lao động
Để đảm bảo quyền lợi về quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi của lao động nữ thì luật lao động cũng đưa ra nhiều chính sách như:
- Được quyền từ chối làm việc ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa
Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động không được tiến hành sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
Như vậy, lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền từ chối đối với việc làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Được chuyển việc hoặc có thể giảm bớt giờ làm nhằm đảm bảo sức khỏe
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 thì lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi được yêu cầu chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc yêu cầu cơ quan giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhằm đảm bảo quyền lợi cho mẹ.
Hồ sơ ly hôn gồm những giấy tờ gì? Các bước thực hiện thủ tục ly hôn là gì? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết: Hướng dẫn thủ tục ly hôn mới nhất năm 2022 để biết thêm chi tiết
Lưu ý: Lao động nữ phải có thông báo cho người sử dụng lao động biết để được xét duyệt.
- Người sử dụng lao động không bị chấm dứt hợp đồng vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 17, Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định.
Việc quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý bởi việc nuôi con dưới 12 tuổi đang ảnh hưởng bởi sức khỏe, tinh thần cũng như cần có tài chính để nuôi dưỡng trẻ. Do đó pháp luật cấm người sử dụng lao động tiến hành chấm dứt hợp đồng đối với những người lao động đang có con nhỏ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của ACC về quyền nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đây là thời gian vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ em, do đó mà đối với những người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nhà nước đảm bảo quyền lợi rất khắt khe trong cả cuộc sống hôn nhân cũng như trong quan hệ lao động của họ. Trong quá trình tìm hiểu nếu như còn bất cứ điều gì thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận