Công tố là thuật ngữ được biết đến như một đặc quyền của nhà nước trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Bên cạnh quyền công tố của Viện kiểm sát, công dân có quyền được khiếu nại, tố cáo khi phát hiện có hành vi vi phạm. Vậy quyền lực của công tố viên hàn quốc như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Công tố là gì?
Công tố là quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, nguyên tắc công tố trong tố tụng hình sự được xác định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự: “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định”.
Trong tố tụng hình sự, khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án khi có những dấu hiệu phạm tội là thuộc về quyền và trách nhiệm của cơ quan tố tụng.
Một nội dung khác của nguyên tắc công tố là việc duy trì quyền công tố trước Tòa án. Nội dung trên được xác định tại Khoản 1 Điều 23, theo đó, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước tòa án.
Cũng như nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công tố là nguyên tắc đặc trưng của hệ thống tố tụng hình sự thẩm vấn vì quan niệm truyền thống của hệ thống này đặt cơ quan tố tụng hình sự ở vị trí chủ động trong việc quyết định cục diện cũng như kết cục của tố tụng hình sự.
2. Quyền lực của công tố viên Hàn Quốc
Vai trò của Công tố viên trong hệ thống tư pháp hình sự của Hàn Quốc có thể được phân thành 3 lĩnh vực: Điều tra, truy tố và những vấn đề khác liên quan đến chứng minh tội phạm và thi hành án.
Ở Hàn Quốc, Công tố viên được trao quyền hạn và trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn cảnh sát thực hiện quá trình điều tra hình sự, khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra hoặc trực tiếp điều tra đối với một số vụ án có tác động quan trọng đối với trật tự xã hội và cuộc sống bình thường của các công dân như: những vụ án lừa đảo, kinh tế, tham nhũng, các tội phạm ma tuý và tội phạm có tổ chức ... Cảnh sát có nghĩa vụ tuân thủ hướng dẫn của Công tố viên trong suốt cuộc điều tra và chuyển những vụ án đó cho Công tố viên để ra quyết định cuối cùng. Phần việc lớn nhất của Công tố viên khi thực thi chức năng công tố nằm trong tiến trình tố tụng hình sự.
Thêm vào đó, với tư cách là người đại diện cho lợi ích công, họ cũng thực hiện những nhiệm vụ khác nhau bao gồm cả vai trò của người bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự và Luật sư đại diện cho Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của công chúng.
Nhận thức về tầm quan trọng về vai trò của Công tố viên, Luật về cơ quan công tố của Hàn Quốc đã quy định Bộ trưởng Tư pháp, với tư cách là người giám sát cao nhất chức năng công tố có thể hướng dẫn và giám sát chung đối với các Công tố viên nhưng không được chỉ đạo đối với từng vụ án cụ thể mà chỉ có thể hướng dẫn và giám sát Tổng trưởng công tố. Đây là một quy định bảo đảm an toàn cho địa vị của Công tố viên với tư cách là một quan chức bán tư pháp bằng việc bảo vệ tính độc lập cho từng Công tố viên khỏi những ảnh hưởng liên quan đến vụ án mà họ đang giải quyết.
Các tiêu chuẩn của Công tố viên và Thẩm phán giống hệt nhau, đó là phải trải qua kỳ thi tư pháp quốc gia và tiếp đó là một khóa 2 năm đào tạo trong Học viện nghiên cứu và đào tạo tư pháp. Ngoài những yêu cầu này, một số kinh nghiệm chuyên môn cũng là yếu tố cần thiết khi bổ nhiệm Công tố viên ở cấp bậc cao. Nhìn chung là Công tố viên có 4 cấp: Tổng trưởng công tố, Công tố viên trưởng cấp cao, Công tố viên trưởng và Công tố viên.
Địa vị của Công tố viên giống như Thẩm phán được pháp luật bảo đảm. Công tố viên không thể bị bãi nhiệm hay đình chỉ công tác khi thực thi quyền hạn của mình hoặc không thể bị cắt giảm lương trừ khi bị hình thức kỷ luật, buộc tội hình sự và trừng phạt bằng hình phạt tù hoặc những hình thức trừng phạt nghiêm khắc hay những hành động kỷ luật trên cơ sở những quy định của pháp luật.
Về vai trò của Công tố viên trong hoạt động điều tra: Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự của Hàn Quốc đề cập tới thẩm quyền của Công tố viên khởi đầu và kết luận về quá trình điều tra vụ án hình sự theo nguyên tắc pháp quyền giống như các nước Châu Âu tiên tiến như Pháp hay Cộng hòa liên bang Đức.
Do đó, Công tố viên được trao quyền hạn và trách nhiệm duy nhất là thực hiện điều tra hình sự và cảnh sát được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Công tố viên để buộc trách nhiệm của Công tố viên phải đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của cảnh sát và tiến hành tố tụng công bằng bằng cách đưa ra những chỉ đạo tiến bộ, đồng thời ngăn ngừa cảnh sát có những hành vi vi phạm quyền con người trong quá trình điều tra.
Tuy vậy, vì việc điều tra chỉ có thể do Công tố viên kết luận nên trong tất cả những vụ án do cảnh sát điều tra đều phải được gửi đến Công tố viên để ra quyết định cuối cùng. Khi vụ án đã được chuyển cho Công tố viên, thì Công tố viên sẽ mở cuộc kiểm tra toàn diện để xem xét những biện pháp điều tra của cảnh sát có thích hợp hay không và tất cả những quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục tố tụng công bằng sẽ được thẩm định. Nếu những vấn đề nêu trên không có trong vụ án, Công tố viên sẽ ra lệnh cho cảnh sát điều tra lại hoặc thực hiện việc khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra.
Khi đã kết thúc điều tra vụ án, Công tố viên phải đưa ra quyết định có đưa ra lời buộc tội hay không. Nếu Công tố viên không đưa ra cáo trạng thì hành động này thông thường được gọi là không truy tố.
Công tố viên cũng có thể thực hiện quyền tự quyết là không buộc tội mà không cần quan tâm đến chứng cứ trong khi xem xét đến những trường hợp cụ thể của kẻ bị tình nghi và bản chất của tội phạm thông qua một thủ tục gọi là đình chỉ buộc tội.
Thêm vào đó, Công tố viên ở Hàn Quốc còn có trách nhiệm đảm bảo công bằng xã hội bằng cách trực tiếp điều tra một số vụ án có tác động quan trọng đối với trật tự xã hội và cuộc sống bình thường của các công dân như: những vụ án lừa đảo kinh tế, tham nhũng của công, các tội phạm ma tuý và tội phạm có tổ chức...
3. Quyền công tố và thực hành quyền công tố của viện kiểm sát
Quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh nhà nước đối với người phạm tội, do đó, đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Đối tượng của quyền công tố là cái mà quyền công tố nhằm mục đích đạt được mục tiêu cụ thể nào đó. Quyền công tố là quyền phát hiện tội phạm, truy cứu người phạm tội ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó. Với ý nghĩa đó thì đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội.
- Nội dung của quyền công tố: Có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung của quyền công tố nhưng xuất phát từ quan điểm coi bản chất của quyền công tố là sự buộc tội nhân danh nhà nước, đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội, có thể hiểu nội dung của quyền công tố chính là sự buộc tội đối với người đã thực hiện tội phạm.
- Phạm vi quyền công tố
+ Về phạm vi không gian: Xuất phát từ việc coi quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc buộc tội, có thể hiểu quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
+ Về phạm vi thời gian: là thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền công tố.
Ở Việt Nam quyền công tố được giao cho Viện kiểm sát nhân dân. Đây là một trong những quyền hiến định được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 như sau: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 cũng quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Như vậy, thực hành quyền công tố là một trong hai chức năng hiến định của Viện kiểm sát nhân dân.
Người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân là Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân.
Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc ở 4 cấp, gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh)
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 710 Viện kiểm sát cấp huyện tại 710 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Trong quá trình xét xử, Kiểm sát viên phải tích cực chủ động tham gia xét hỏi để đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, bảo vệ cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát; ghi chép đầy đủ diễn biến phiên tòa, trong đó có các câu hỏi và câu trả lời của bị cáo về hành vi phạm tội và các tình tiết liên quan đến vụ án để cập nhật, bổ sung vào Luận tội; không để tình trạng đưa ra nhận định chưa đủ căn cứ, thiếu tính thuyết phục, phiến diện, dẫn đến không được Hội đồng xét xử chấp nhận. Chú ý cập nhật, đánh giá những tình tiết mới phát sinh sau khi xét xử sơ thẩm liên quan đến việc xem xét kháng cáo, kháng nghị để có quan điểm phù hợp, đúng quy định của pháp luật; kiểm tra, xác minh làm rõ những nội dung liên quan đến kháng nghị phúc thẩm (nếu có) trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, về bản chất, thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Có thể thấy rằng, việc thực hiện quyền công tố mang đóng vai trò quan trọng trong quá trình xét xử, cụ thể:
– Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
– Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật.
– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.
Như vậy, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất qua đó bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Trong quá trình tố tụng hình sự, hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm những hoạt động như sau:
- Khởi tố bị can: Để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh.
- Truy tố bị can trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.
- Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên tòa bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm; nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định rằng: "Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố trong những lĩnh vực sau:
- Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm.
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
- Điều tra một số loại tội phạm
- Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra cụ thể như sau: Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
- Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra; khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;
- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của Bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;
- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác; quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp không phê chuẩn thì trong quyết định không phê chuẩn phải nêu rõ lý do;
- Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề quyền lực của công tố viên hàn quốc, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về quyền lực của công tố viên hàn quốc vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận