Quyền của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024

Hiện nay nhu cầu du lịch của người dân đang rất cao. Để đáp ứng tình trạng thực tế đó các doanh nghiệp đã tiến hành tổ chức đầu tư lữ hành. Vậy khi kinh doanh lữ hành nội địa thì Quyền của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thôn gua bào viết dưới đây.

Phân biệt dịch vụ lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

1. Kinh doanh lữ hành nội địa

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“. Mặt khác, về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại khoản 1 Điều 30 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“. Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các tour du lịch cho khách hàng tại Việt Nam

Doanh nghiệp lữ hành là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập. Nó được thành lập và sinh lời bằng phương thức giao dịch; ký kết các hợp đồng du lịch hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.

Có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các công ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.

2. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Doanh nghiệp có đang ký kinh doanh dịch vụ lữ hành)
  2. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (Hai mươi triệu) đồng. Đây là điểm mới mà Chính phủ tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19.
  3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Cụ thể theo Thông tư số 06/2017 ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch thì quy định về bằng cấp của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được quy định như sau:
    1. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
    2. Quản trị lữ hành;
    3. Điều hành tour du lịch;
    4. Marketing du lịch;
    5. Du lịch;
    6. Du lịch lữ hành;
    7. Quản lý và kinh doanh du lịch.
    8. Quản trị du lịch MICE
    9. Đại lý lữ hành
    10. Hướng dẫn du lịch
    11. Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở  giáo dục ở Việt Nam đào tạo  và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực
    12. Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:

  1. Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luậtliên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
  2. Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
  3. Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

>>>Nếu đang có những thắc mắc về giấy phép lữ hành nội địa, mời Quý đọc giả xem qua bài viết: "Thủ tục quy trình giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa".

3. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

Quyền và nghịa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo Luật du lịch mới 2017:

1. Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;

2. Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật du lịch 2017; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;

3. Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;

4. Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;

5. Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;

6. Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;

7. Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;

8. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;

9. Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;

10. Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1 Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định tại Khoản 1 điều 32 luật du lịch 2017 gồm
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Mẫu số 04 thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL)
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

4.2 Trình tự xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4.3 Mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Download (1)

Trên đây là nội dung về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Mong rằng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho các quý đọc giả.

Nếu quý đọc giả có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về pháp lý hãy đến với Công ty luật ACC chúng tôi. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo