Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Cổ Phần (Cập nhật 2024)

Cùng với sự phát triển của kinh tế hiện nay, nhiều nhà đầu tư có nhu cầu góp vốn vào các công ty, doanh nghiệp có tiềm năng. Cùng ACC tìm hiểu về Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Cổ Phần nhé

Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Cổ Phần
Quy Trình Và Điều Kiện Góp Vốn Bằng Cổ Phần (Cập nhật 2023)

1. Khái niệm

Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tùy theo loại cổ phần họ sở hữu mà có thể có tên gọi khác nhau.

Theo pháp luật Việt nam hiện hành, cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.

2. Điều kiện góp vốn bằng cổ phần

Thời gian góp vốn bằng cổ phần vào doanh nghiệp khác

  • Đối với công ty TNHH một Thành viên (Theo quy định pháp luật tại khoản 2 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2014): Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm cả phần góp vốn bằng cổ phần, hay phần góp vốn vào việc thành lập công ty.
  • Đối với công ty cổ phần (Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014): Các cổ đông phải thanh toán đủ cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày. Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hay hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định tại một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát và đôn đốc thanh toán đủ, đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên (Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật doanh nghiệp 2014): Thành viên phải góp phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết từ trước. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản như đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền, nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân (Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Luật doanh nghiệp 2014): Vốn  đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự nguyện đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác không phải là góp vốn bằng cổ phần. Đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản và số lượng, giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Tức là chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vì chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với doanh nghiệp tư nhân mà mình thành lập.

>>>Tham khảo chi tiết về điều kiện, xem qua bài viết: Điều kiện, thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp năm 2023

Tài sản góp vốn

Tài sản góp vốn tron khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí. Hoặc được một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn kể cả góp vốn bằng cổ phần phải được đa số các thành viên hay cổ đông sáng lập chấp nhận. Các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm phần chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm được kết thúc định giá.

Khi tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn. Đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của nó.

>>>Tìm hiểu thêm về thủ tục góp vốn điều lệ tiền mặt, hãy xem qua bài viết: Thủ tục góp vốn điều lệ bằng tiền mặt vào công ty - Luật ACC

3. Quy trình góp vốn bằng cổ phần

Định giá tài sản góp vốn

  • Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Có hai phương pháp định giá tài sản:
    • Các thành viên, cổ đông sáng lập định giá;
    • Tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
  • Nguyên tắc khi định giá tài sản góp vốn:
    • Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
    • Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

>>>Tham khảo chi tiết về thủ tục dành cho công ty TNHH, xem qua bài viết: Thủ tục góp vốn công ty TNHH một thành viên [Chi tiết 2023]

Soạn thảo hồ sơ góp vốn bằng cổ phần

  • Biên bản góp vốn bằng cổ phần;
  • Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá tài sản của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật);
  • Hồ sơ về nguồn gốc cổ phần.

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Thành viên góp vốn bằng tài sản của công ty TNHH, công ty hợp danh, cổ đông của công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014:

  • Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không chịu lệ phí trước bạ;
  • Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
  • Lưu ý:
    • Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
    • Thanh toán mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn của nhà đầu tư đó mở tại ngân hàng ở Việt Nam, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.

>>>Thủ tục thay đổi thành viên góp vốn như thế nào?, hãy xem qua bài viết: Thủ tục thay đổi thành viên góp vốn công ty cổ phần [2023]

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ khách hàng góp vốn bằng cổ phần. ACC sẽ soạn tất cả các hồ sơ một cách chỉnh chu và đầy đủ nhất cho khách hàng.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
  • Hỗ trợ soạn thảo Hợp đồng góp vốn bằng cổ phần.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, hồ sơ khó ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo.
  • Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục cần thực hiện sau khi xin góp vốn.

5. Thủ tục thành lập công ty Cổ phần

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp cổ phần cần những gì? Cùng theo dõi video dưới đây để được giải thích rõ hơn về “Thủ tục thành lập công ty cần những gì? và những lợi ích khi thành lập công ty”.

6. Quy trình thực hiện thủ tục góp vốn bằng cổ phần của ACC

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ theo sự hướng dẫn của ACC.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được góp vốn bằng cổ phần.

>>>Tham khảo chi tiết về thủ tục, xem qua bài viết: Thủ tục góp vốn vào công ty cổ phần [Chi tiết 2023] - Luật ACC

7. Những câu hỏi thường gặp

Vốn điều lệ như thế nào?

Thời gian để các cổ đông góp đủ vốn đăng ký mua là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì doanh nghiệp phải thực hiên thay đổi thông tin cổ đông sáng lập và giảm vốn về vốn điều lệ đã góp được trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ.

Giảm vốn điều lệ như thế nào?

Công ty cổ phần có thể giảm vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty 

Vốn pháp định như thế nào?

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể về điều kiện vốn pháp định cho quý khách hàng khi kê khai ngành nghề cụ thể.

Người đại diện của công ty đang bị treo mã số thuế là gì?

Người đại diện của công ty đang bị treo mã số thuế: tức trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không báo cáo thuế, không hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế, doanh nghiệp không hoạt động nhưng không thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh và bỏ trôi doanh nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (359 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo