Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang trên đà phát triển hội nhập cùng với nền kinh tế toàn cầu. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước, kiểm toán Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, góp phần tạo nên sự lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia và chất lượng quản trị. Pháp luật về kiểm toán được hình thành từ khá sớm và tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức kiểm toán như hiện nay. Vậy quy trình kiểm toán nội bộ như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
quy trình kiểm toán nội bộ
1. Kiểm toán là gì?
Kiểm toán trong tiếng Anh gọi là Audit.
Kiểm toán được hiểu là một quá trình thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của doanh nghiệp, tổ chức nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập. Hay nói một cách đơn giản, kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, qua đó cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.
Ngành kiểm toán có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng, không chỉ đối với chủ thể doanh nghiệp được kiểm toán mà còn là căn cứ quan trọng của những nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.
Xét về hình thức kiểm toán, có 3 loại kiểm toán gồm:
- Kiểm toán nhà nước
- Kiểm toán độc lập
- Kiểm toán nội bộ
2. Kiểm toán nội bộ là gì?
Theo Hiệp hội kiểm toán nội bộ IIA (The institute of Internal Auditor), kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm gia tăng và cải thiện các hoạt động trong một tổ chức. Kiểm toán nội bộ góp phần giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình bằng việc áp dụng các phương pháp tiếp cận mang tính nguyên tắc và hệ thống nhằm đánh giá, nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị.
Theo đó, có thể hiểu kiểm toán nội bộ là hoạt động nhằm đảm bảo, tư vấn mang tính khách quan, độc lập về tình hình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát trong doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đặt ra.
Thành viên trong Kiểm toán nội bộ là những kiểm toán viên trong chính nội bộ của công ty, tổ chức. Việc kiểm toán được thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
Kiểm toán nội bộ ra đời và phát triển giữ vai trò ngày càng quan trọng đối với quy trình quản trị của các tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp:
- Cung cấp khả năng quản lý rủi ro, nhận định và đánh giá hiệu quả của các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị công ty và kế toán doanh nghiệp.
- Tư vấn xây dựng quy trình, tư vấn kiểm soát các dự án mới, tư vấn và đánh giá, quản trị rủi ro.
- Đảm bảo quá trình thực hiện các hoạt động kiểm tra để đưa ra những đánh giá khách quan về tính tuân thủ, hiệu quả và hiệu suất kiểm soát.
- Đánh giá nội bộ, báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc về tình hình tài chính và kinh doanh cùng các vấn đề khác của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đòi hỏi phải liên tục được kiểm tra, cập nhật và hoàn thiện.
3. Quy trình kiểm toán nội bộ
Với mỗi cuộc kiểm toán, quy trình kiểm toán nội bộ được chia thành bốn giai đoạn chính, bao gồm: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, báo cáo kết quả kiểm toán và giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán.
- Lập kế hoạch kiểm toán
Chuẩn mực của IIA yêu cầu các kiểm toán viên nội bộ phải xây dựng và ghi chép một kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn bao gồm mục tiêu, phạm vi, thời gian và việc phân bổ nguồn lực.
Các kiểm toán viên nội bộ sẽ lập biên bản ghi nhớ về kế hoạch để ghi lại các mục tiêu, phạm vi kiểm toán, đánh giá rủi ro và các nội dung ưu tiên kiểm toán.
- Thực hiện Kiểm toán
Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên nội bộ tiến hành những thử nghiệm kiểm soát cơ bản đó và ghi chép lại kết quả kiểm toán làm bằng chứng cho việc đánh giá hiệu quả quy trình kiểm soát nội bộ.
Trước khi thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên nội bộ xem xét:
- Tài liệu kế hoạch kiểm toán để nắm rõ mục tiêu, phạm vi, chương trình kiểm toán bao gồm các thủ tục kiểm toán, thời gian và nguồn lực thực hiện kiểm toán.
- Các kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp để phản ảnh thông tin cần thiết nhằm đạt được mục tiêu kiểm toán.
- Các chính sách và quy định pháp lý liên quan đến thông tin cá nhân trước khi thực hiện kiểm toán tư vấn với luật sư của doanh nghiệp hoặc các chuyên gia để làm rõ các quan ngại và thắc mắc có thể nảy sinh khi truy cập thông tin cá nhân.
- Báo cáo kết quả kiểm toán
Chuẩn mực của IIA yêu cầu Trưởng kiểm toán nội bộ phải thực hiện báo cáo định kỳ cho Hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp. Tần suất và nội dung báo cáo tùy thuộc vào tầm quan trọng của báo cáo và mức độ cấp thiết của các hành động cần được lãnh đạo và Hội đồng quản trị thực hiện. Các kiểm toán viên nội bộ phải báo cáo kết quả theo các tiêu chí, chất lượng và các yêu cầu về việc phát hành cũng như gửi báo cáo. Ngoài ra, nếu có yêu cầu về việc đưa ra ý kiến tổng thể thì các kiểm toán viên nội bộ đưa ra ý kiến tổng thể theo đúng yêu cầu quy định.
Quy định về công tác trao đổi và báo cáo kết quả kiểm toán thường được xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiêu quả trong việc báo cáo kết quả kiểm toán. Quy định này được xây dựng căn cứ vào chính sách và quy trình của các bên liên quan cũng như kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp về các báo cáo kiểm toán.
Các kiểm toán viên nội bộ có thể xem xét quy trình và chính sách kiểm toán nội bộ để xác định các mẫu biểu nên sử dụng.
- Giám sát triển khai kết quả, thực hiện khuyến nghị kiểm toán
Khi kết thúc cuộc kiểm toán, các phát hiện và khuyến nghị cải tiến phải được trao đổi và báo cáo đến các cấp có liên quan của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục, sửa chữa sai sót kịp thời.
Giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán là hoạt động các kiểm toán viên nội bộ kiểm tra xem các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót đã được thực hiện chưa.
Chuẩn mực yêu cầu Trưởng kiểm toán nội bộ phải thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát về việc chuẩn bị giám sát và công tác giám sát kết quả triển khai khuyến nghị đã được báo cáo cho lãnh đạo doanh nghiệp.
Quy trình giám sát có thể phức tạp hoặc đơn giản tùy thuộc vào một số các yếu tố bao gồm quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp cũng như việc sử dụng phần mềm theo dõi giám sát.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề quy trình kiểm toán nội bộ, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về quy trình kiểm toán nội bộ vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận