messenger whatsapp viber zalo phone mail

Quy trình đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động là tuân thủ và thực hiện đúng – đầy đủ các quy định về quy chuẩn, quy phạm, chế độ an toàn vệ sinh lao động và các quy định có liên quan đến ATVSLĐ do Nhà nước quy định hoặc tham gia, phê chuẩn, được ghi trong các văn bản pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Tuan Thu Phap Luat La Mot Hanh Vi Mang Tinh Thu Dong 1602164653
Quy trình đánh giá sự tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

1. Khái niệm tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động”.

2. Bình luận và phân tích việc tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

An toàn lao động, vệ sinh lao động là hai lĩnh vực rất quan trọng nhằm bảo đảm điều kiện làm việc, phòng, tránh rủi ro từ môi trường lao động cho người lao động. Nếu xét trên bình diện chung nhất thì bất cứ môi trường lao động nào cũng có rủi ro, các rủi ro có thể có nguyên nhân từ phương tiện, máy móc, công nghệ, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, trong đó có con người. Khi chuẩn bị bước vào quá trình làm việc là người lao động đã bắt đầu đối mặt với rủi ro do tình trạng thiếu an toàn hoặc tình trạng vệ sinh không đảm bảo.

Vì vậy, Bộ luật Lao động xác định “Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động”. Quy định này được áp dụng cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động, cả ở khu vực kết cấu và phi kết cấu mà không loại trừ chủ thể nào, cho dù là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm túc. Sở dĩ như vậy là vì, nếu một trong các chủ thể có liên quan không thực hiện là có thể dẫn đến hậu quả và vi phạm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác và môi trường sống. Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về quy chuẩn, quy phạm, chế độ an toàn lao động và vệ sinh lao động và các quy định có liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động do Nhà nước quy định hoặc tham gia, phê chuẩn, được ghi trong các văn bản pháp luật chung (ví dụ Hiến pháp, Bộ luật Lao động…) và các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế về an toàn lao động, vệ sinh lao động được Việt Nam ký kết, gia nhập, phê chuẩn theo pháp luật về điều ước quốc tế, như: Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc (1948); Công ước của Liên hiệp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em (1989); Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật (2006). Các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế: Công ước số 6 (1919) về làm việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp; Công ước số 14 (1921) về áp dụng nghỉ hằng tuần trong các cơ sở công nghiệp; Công ước số 27 (1929) về ghi trọng lượng trên các kiện hàng lớn chở bằng tàu; Công ước số 29 (1930) về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; Công ước số 45 (1935) về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 80 (1946) Công ước về sửa những điều khoản cuối cùng; Công ước số 81 (1947) về thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại; Công ước số 100 (1951) về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị như nhau; Công ước số 111 (1958) về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; Công ước số 116 (1961) về việc sửa đổi các điều khoản cuối cùng; Công ước số 120 (1964) về vệ sinh trong thương mại và văn phòng; Công ước số 122 (1%4) về chính sách việc làm; Công ước số 123 (1965) về tối thiểu được làm những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 124 (1965) về kiểm tra y tế cho thiếu niên làm những công việc dưới mặt đất, trong hầm mỏ; Công ước số 138 (1973) về tuổi tối thiểu được đi làm việc; Công ước số 144 (1976) về sự tham khảo ba bên nhằm xúc tiến việc thi hành các quy phạm quốc tế về lao động; Công ước số 155 (1981) về an toàn, vệ sinh lao động và môi trường lao động; Công ước số 182 (1999) về cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; Công ước về lao động hàng hải (2006); Tuyên bố chung của Tổ chức Lao động quốc tế về những nguyên tắc cơ bản và các quyền tại nơi làm việc (1998)…

3. Vì sao phải đánh giá tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động?

  • Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tránh được những vi phạm pháp lý trong quá tình hoạt động của doanh nghiệp. Vì các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ thường xuyên kiểm tra, thanh tra tại các doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
  • Nâng cấp hệ thống quản lý và vận hành, môi trường lao động và hiệu suất sản xuất của công ty, doanh nghiệp.

4. Quy trình tư vấn đánh giá tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ

Bước 1: Khảo sát hiện trường, tình trạng doanh nghiệp

Cử nhân viên đến xác định quy mô của tổ chức, ngành nghề, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh và các thông tin liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.

Bước 2: Thu thập thông tin – dữ liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

  • Đặc điểm lao động – sản xuất.
  • Thông tin về nguyên vật liệu, hóa chất: rà soát theo tiêu chuẩn nhất định của từng ngành nghề, dịch vụ.
  • Thông tin về máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động: Quan sát, kiểm tra kỹ tính ổn định, đúng đắn của những trang thiết bị, máy móc tại doanh nghiệp.
  • Thông tin về điều kiện môi trường lao động.
  • Thông tin về hồ sơ, tài liệu quản lý an toàn lao động.

Bước 3: Thu thập các văn bản pháp luật liên quan

Căn cứ vào các bước trước, chúng tôi tiến hành lọc lại trong cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật liên quân đến hoạt động của tổ chức. Các văn bản pháp luật được sắp xếp và phân loại theo các nhóm có yêu cầu khác nhau.

Các yêu cầu chung về an toàn vệ sinh lao động : tổ chức bộ máy quản lý, công tác huấn luyện an toàn lao động, tự kiểm tra, đánh giá nguy cơ rủi ro, kế hoạch an toàn vệ sinh lao động,….

Các quy định về chính sách, chế độ dành cho người lao động: chế độ chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm xã hội, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân,…

Các quy định về đảm bảo an toàn lao động đối với nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, công tác phòng cháy chữa cháy,….

Các quy đinh về vệ sinh an toàn lao động, môi trường, an toàn thực phẩm,….

Bước 4: Chọn lọc, phân loại các yêu cầu liên quan và cách thức tuân thủ

Dựa vào các văn bản, quy định được phân loại, chúng tôi sẽ lọc lại các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Các yêu cầu pháp luật.
  • Hướng dẫn tuân thủ.
  • Mức chế tài nếu không tuân thủ.
  • Các quy phạm pháp luật liên quan sử dụng để tư vấn hành động tuân thủ.

Bước 5: Đánh giá mức độ tuân thủ và tư vấn hành động an toàn vệ sinh lao động.

  • Xem xét và đối chiếu hồ sơ hiện có với các yêu cầu, quy phạm pháp luật hiện hành.
  • Quan sát hiện trường, tình trạng thực tế tại doanh nghiệp.
  • Phỏng vấn người lao động liên quan.

Mức độ tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động được chia thành 3 mức độ.

  • Tuân thủ: Khi doanh nghiệp, tổ chức có đầy đủ bằng chứng thực hiện theo đúng yêu cầu pháp luật.
  • Cải thiện: Tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở có thực hiện nhưng chưa đầy đủ theo yêu cầu.
  • Chưa tuân thủ: doanh nghiệp không có bất kỳ bằng chứng phù hợp nào chứng minh sự tuân thủ.

Bước 6: Báo cáo kết quả đánh giá.

Liệt kê các danh mục các yêu cầu pháp luật mà doanh nghiệp chưa tuân thủ và cần cải thiện. Tư vấn và đề xuất hành động tuân thủ.

Bước 7: Tư vấn sau khi đánh giá

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Quy trình đánh giá sự tuân thủ pháp luật mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Đánh giá post
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin
NHẬN BÁO GIÁ

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay
Tu Van Vien 2






    Bài viết liên quan:

    Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm vsattp trọn gói 2023

    ACC – dịch vụ pháp lý doanh nghiệp chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Dịch vụ làm thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm là dịch vụ mà ACC rất chuyên nghiệp và xử lý rất nhiều hồ sơ, loại hình…

    Lượt xem: 1.686

    Văn phòng ảo là gì? Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo Chuyên nghiệp, Trọn gói [Mới 2023]

    Mô hình dịch vụ cho thuê văn phòng ảo phát triển mạnh mẽ trong mảng cho thuê văn phòng. Hiện nay, văn phòng ảo được các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp startups, cũng như các chi nhánh, văn phòng đại diện khá ưa chuộng. Đây được xem là vị cứu tinh của họ trong vấn…

    Lượt xem: 1.946

    Dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói giải quyết ngay chỉ từ 1 ngày

    Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh? Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh? Bạn đang thắc mắc về vấn đề ly hôn và gặp khó khăn trong việc làm thủ tục ly hôn? Bạn có thể chọn Dịch vụ ly hôn của Công ty Luật ACC. Với nhiều năm kinh…

    Lượt xem: 3.226

    Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, chuyên nghiệp toàn quốc 2023

    Dịch vụ kế toán trọn gói là một dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thuế, doanh nghiệp. Kế toán đối với hoạt động doanh nghiệp thì nó chiếm vai trò quan trọng. Về mặt pháp lý là công việc bắt buộc về thủ…

    Lượt xem: 2.981

    Dịch vụ kiểm toán trọn gói, chuyên nghiệp (Cập nhật 2023)

    Vai trò của kiểm toán ngày càng phổ biến do quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh, nhất là thị trường chứng khoán. Sự phát triển của lực lượng các nhà đầu tư quốc tế đã làm tăng nhu cầu đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, tình trạng…

    Lượt xem: 2.705

    Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023

    Đăng ký giấy phép kinh doanh là thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về quy trình, cách thức, thủ tục để đăng ký kinh doanh; hoàn thành thủ tục ban đầu để có thể tiến…

    Lượt xem: 2.560

    Phản hồi (0)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *