Quy định về trường hợp xe kinh doanh vận tải không có phù hiệu

Hiện nay, tình trạng điều khiển xe kinh doanh vận tải không có phù hiệu vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Đây là hành vi trái pháp luật; và có thể bị lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Quy định về trường hợp xe kinh doanh vận tải không có phù hiệu.

09ec

Quy định về trường hợp xe kinh doanh vận tải không có phù hiệu

1. Những loại xe bắt buộc phải dán phù hiệu

08 loại xe phải dán phù hiệu xe được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-C. Bao gồm:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”;
  • Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”;
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt Phải có phù hiệu “XE BUÝT”;
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI”;
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”;
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ phải có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”;
  • Xe ô tô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải hàng hóa phải có phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”;- Xe ô tô tải kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường và xe taxi tải phải có phù hiệu “XE TẢI”.

2. Xe không kinh doanh vận tải có phải gắn phù hiệu không?

Tại khoản 1,2, 3 Điều 3, Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh về điều kiện kinh doanh vận tại bằng xe ô tô. Theo đó, phù hiệu xe được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trường hợp cá nhân, tổ chức không sử dụng xe tải với mục đích kinh doanh thì không cần làm giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải. Việc làm phù hiệu xe chỉ bắt buộc đối với các đối tượng có hoạt động kinh doanh vận tải.

3. Không dán phù hiệu xe tải bị xử phạt như thế nào?

Đối với người điều khiển xe

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe không dán phù hiệu xe tải như sau:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải; máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định; hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9. Ngoài việc bị phạt tiền; người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: 

a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

Như vậy đối với lỗi không phù hiệu xe khách, hành vi điều khiển xe không dán phù hiệu xe tải, bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền; bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đối với chủ xe

Bên cạnh việc xử phạt người điều khiển xe khi lái xe không dán phù hiệu. Chủ xe trong trường hợp này cũng xe bị xử phạt. Cụ thể mức xử phạt như sau:

  • Đối với cá nhân là chủ xe: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
  • Đối với tổ chức là chủ xe: Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.

4. Trường hợp vẫn bị phạt khi có phù hiệu

Gắn phù hiệu xe đã hết giá trị sử dụng

Hiện nay, giá trị sử dụng của phù hiệu xe theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:

– 07 năm: Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải, phù hiệu cấp cho xe trung chuyển;

– Theo thời gian đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải: Từ 01 – 07 năm; nhưng không quá niên hạn sử dụng của phương tiện;

– Không quá 30 ngày: Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Tết Nguyên đán;

– Không quá 10 ngày: Phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” cấp cho các xe tăng cường giải tỏa hành khách trong các dịp Lễ, Tết dương lịch và các kỳ thi trung học phổ thông Quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp

Theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP, việc cấp phù hiệu xe sẽ do Sở Giao thông vận tải nơi đã cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho cơ sở kinh doanh đó thực hiện. Do đó, nếu phù hiệu được cấp bởi cơ quan khác sẽ bị coi là không đúng thẩm quyền.

Với các lỗi này, người điều khiển phương tiện; và chủ xe đều bị xử phạt như lỗi không gắn phù hiệu cho xe.

5. Câu hỏi thường gặp

Phù hiệu xe được gắn ở đâu?

Tại Khoản 1 Điều 54 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định:

Phù hiệu và biển hiệu được gắn ở vị trí dễ quan sát trên kính chắn gió phía bên phải người lái xe. Không được tẩy xóa hoặc sửa chữa các thông tin trên phù hiệu, biển hiệu.

Xe không kinh doanh vận tải được hiểu như thế nào?

Xe không kinh doanh vận tải là xe không thuộc những trường hợp trên. Sử dụng xe không với mục đích sinh lợi. Không phát sinh lợi nhuận trong quá trình vận chuyển. Xét theo diện này, xe không kinh doanh vận tải sẽ không cần phải làm phù hiệu xe.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Quy định về trường hợp xe kinh doanh vận tải không có phù hiệu. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo