Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều giấy tờ, hồ sơ chúng ta cần thiết phải xin trích lục. Ví dụ như trích lục khai sinh, trích lục kết hôn, trích lục khai tử, trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con,… Với quy định pháp luật, nhiều cá nhân, tổ chức chưa thực sự hiểu rõ trích lục là gì?
Quy định về trích lục hồ sơ
1. Trích lục là gì?
Theo quy định khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, trích lục được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Mời bạn tham khảo: Luật Hộ tịch 2014 số 60/2014/QH13 (accgroup.vn)
2. Hồ sơ xin trích lục
Người có yêu cầu về xin trích lục cần nộp những giấy tờ như sau:
- Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với các trường hợp người yêu cầu là cá nhân.
- Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan và tổ chức.
- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong các trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.
- Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, mẹ, cha, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng hay chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ đó với người ủy quyền.
- Bên cạnh những giấy tờ cần nộp và người có yêu cầu trích lục cần xuất trình hộ chiếu hoặc có thể chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và các thông tin cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch ( trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp).
- Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì cần phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Trên đây là toàn bộ hồ sơ mà cá nhân hay cơ quan và tổ chức cần chuẩn bị cho thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch.
3. Thẩm quyền xin trích lục
Theo quy định Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014 về thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú. Cá nhân có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.
Theo khoản 1 Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
”Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.”
Theo khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 có giải thích như sau:
”Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”
Đối chiếu những quy định trên, thẩm quyền xin trích lục thuộc về Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
4. Giá trị pháp lý của bản trích lục như thế nào?
Với những nội dung chúng tôi đã phân tích ở trên, bản sao trích lục có 02 loại là bản sao trích lục được cấp từ sổ gốc và bản sao trích lục được chứng thực từ bản chính.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra theo khoản 2 Nghị định nêu trên có quy định, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bản sao trích lục có giá trị tương tự như bản chính được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Mời bạn tham khảo: Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, bản chính (accgroup.vn)
5. Trình tự các bước xin trích lục
Bước 1: Nộp hồ sơ xin trích lục tại cơ quan có thẩm quyền
Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch không phụ thuộc vào nơi cư trú chuẩn bị hồ sơ như đã hướng dẫn trên, tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền.
Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì phải gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ xin trích lục
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin trích lục, cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra và đối chiếu thông tin trong tờ khai và tính hợp lệ của các giấy tờ liên quan.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. Những giấy tờ xuất trình khi xin trích lục, cán bộ tiếp nhận đối chiếu với thông tin trong Tờ khai cấp bản sao trích lục. Sau đó trả lại cho người xin trích lục và không được yêu cầu người xin trích lục nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Cán bộ tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.
Trường hợp nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm phải hướng dẫn người xin trích lục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong trường hợp, không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin trích lục phải lập thành văn bản nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần hoàn thiện. Đồng thời, cán bộ tiếp nhận phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình.
Đối với những hồ sơ xin trích lục sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì cán bộ tiếp nhận có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ xin trích lục. Tuy nhiên, việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối. Người tiếp nhận ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình.
Bước 3: Tiến hành cấp bản sao trích lục theo yêu cầu
Sau khi hồ sơ xin trích lục đầy đủ và phù hợp quy định pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu. Đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.
6. Một số câu hỏi thường gặp
1. Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.
2. Thời gian giải quyết là bao lâu?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.
3. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ?
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm hành chính công, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản.
4. Dịch vụ trích lục hồ sơ tại công ty Luật ACC như thế nào?
Công ty ACC tự hào là đơn vị luật với bề dày kinh nghiệm 10 năm trong các lĩnh vực pháp lý với các cơ sở có mặt tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, sẽ cung cấp cho quý vị những dịch vụ khi tạm ngưng kinh doanh tại công ty ACC như sau:
• Tư vấn miễn phí về thủ tục quy trình;
• Đại diện khách hành tham gia các vấn đề pháp lý, hồ sơ, giải quyết trong quá trình thực hiện;
• Thay mặt khách hàng làm việc với các cơ quan ban ngành khi thực hiện thủ tục, cũng như giải quyết các vấn đề xung đột pháp lý khi xảy ra trong quá trình làm việc;
• Chi phí sẽ được thông báo trước và sẽ cam kết không pháp sinh thêm bất kì chi phí nào kèm theo trong suốt quá trình làm việc với công ty chúng tôi
Nội dung bài viết:
Bình luận