Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hộ quyền tác giả trong các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật các quốc gia với những thỏa thuận quốc tế về vấn đề này. Đặc biệt vấn đề quyền tác giả trong tư pháp quốc tế. Vì vậy. trong bài viết dưới đây công ty Luật ACC sẽ giới thiệu về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài.
1. Sở hữu trí tuệ là gì?
Trước khi tìm hiểu quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài chúng ta cần làm rõ để hiểu thế nào là sở hữu trí tuệ.
Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ nó chung và quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài đối với quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 và 2019).
2. Quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài
Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài?
Một quốc gia muốn phát triển không chỉ dựa vào nguồn lực bên trong. Mà vai trò của nguồn lực bên ngoài, tức là chất xám của nước ngoài cũng rất quan trọng. Nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy việc bảo hộ quyền tác giả nước ngoài tại Việt Nam góp phần thu hút sự đóng góp chất xám của người nước ngoài.
quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài phát sinh trên cơ sở pháp luật của nước nào sẽ chỉ được bảo hộ ở nước đó mà thôi, hay phạm vi quyền sở hữu trí tuệ chỉ được giới hạn bởi phạm vi hiệu lực của pháp luật bảo vệ nó.
Do vậy khi đối tượng sở hữu trí tuệ bị khai thác, sử dụng bất hợp pháp tại lãnh thổ nơi pháp luật quốc gia bảo hộ quyền không có hiệu lực thì quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng đó cũng không được bảo vệ. Đó là tính lãnh thổ đặc trưng của loại quyền này.
Song dưới góc độ lợi ích của chủ sở hữu quyền, điều đó là hết sức bất công và vô lý, nếu không giải quyết được bất cập này chắc chắn sự sáng tạo sẽ bị ảnh hưởng.
Để có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài các quốc gia không có cách nào khác phải ký kết các điều ước quốc tế để thỏa thuận về trách nhiệm cùng nhau bảo vệ chủ sở hữu quyền, ngăn chặn sự vi phạm tại các vùng lãnh thổ mà pháp luật quốc gia gốc không có hiệu lực.
Về phía pháp luật quốc gia, thông thường các quốc gia sẽ tự xây dựng pháp luật của mình trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quốc gia còn ghi nhận các quy định của các điều ước quốc tế mà các quốc gia tham gia bằng cách nội luật hóa hoặc dẫn chiếu áp dụng điều ước quốc tế.
Như vậy, khi một đối tượng sở hữu trí tuệ của công dân nước sở tại phát sinh tại nước đó sẽ được bảo hộ tại chính nước đó bằng luật quốc gia nước mình. Ví dụ: Một tác giả là công dân Việt Nam sáng tạo một tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam thì sẽ được bảo hộ tại Việt Nam bằng luật quốc gia của Việt Nam cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật có liên quan.
Nhưng nếu quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thì sự bảo hộ sẽ như thế nào, ví dụ một cuốn tiểu thuyết của nước ngoài đã bị dịch và in tại Việt Nam mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm thì tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền được bảo hộ ở Việt Nam hay không và bằng luật nào?
Các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam từ trước đến nay luôn tuân thủ đúng nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi sự bảo hộ được yêu cầu, như một sự hiển nhiên và tất yếu đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài.
Ở ví dụ trên, tác giả chủ sở hữu của cuốn tiểu thuyết đó có được bảo hộ hay không ở Việt Nam không thể trả lời ngay được mà phải căn cứ vào pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, tức là căn cứ vào pháp luật của nước nơi sự bảo hộ được yêu cầu.
Chính vì cho rằng, việc áp dụng pháp luật của nước nơi sự bảo hộ được yêu cầu là đương nhiên nên trong các văn bản pháp luật trước đây của Việt Nam như Bô luật dân sự hay Luật sở hữu trí tuệ đều không hề quy định về việc pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh vấn đề này mà mặc nhiên sẽ là pháp luật của nước nơi có yêu cầu bảo hộ.
Tuy nhiên, Điều 679 Bộ luật dân sự năm 2015 lại có một quy phạm quy định về việc xác định pháp luật áp dụng trong lĩnh vực này, cụ thể Điều 679 quy định: “Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đổi tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ".
Đây là một quy phạm xung đột hai chiều, lần đầu tiên được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về vấn đề pháp luật áp dụng đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài. Về nội dung của quy định này thì không có vấn đề khúc mắc hay khó hiểu, chỉ đơn giản là yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ ở đâu thì áp dụng pháp luật nước đó.
Ví dụ một nhãn hiệu hàng hóa của một doanh nghiệp nước ngoài bị một doanh nghiệp Việt Nam xâm phạm tại Việt Nam. Nay doanh nghiệp nước ngoài có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bảo hộ quyền lợi cho mình.
Trường hợp này cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam để xem xét có hay không bảo hộ cho nhãn hiệu đó. Nếu nhãn hiệu đó đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam thì đương nhiên sẽ được pháp luật Việt Nam bảo hộ, nhưng nếu nhãn hiệu đó chưa đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì nhãn hiệu đó sẽ không được bảo hộ tại Việt Nam trừ khi đó là nhãn hiệu nổi tiếng theo tiêu chuẩn của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam thừa nhận.
Quy định ở Điều 679 Bộ luật dân sự 2015 này chỉ xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn các quan hệ khác có liên quan đến sở hữu trí tuệ ví dụ các quan hệ về hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ, hoặc quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm quy định tại Điều 679 mà sẽ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác.
3. Dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại công ty Luật ACC
Bạn muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài nhanh chóng và không mất quá nhiều thời gian? Bạn lo ngại các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà? Bạn sợ mình đang vi phạm bản quyền hay xâm phạm đến nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hay chưa biết cách bảo vệ bí mật kinh doanh trong quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài của mình cho an toàn nhất?....
Vậy tại sao bạn không lựa chọn dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài cho mình của các đơn vị chuyên về dịch vụ này. Tuy nhiên, thị trường có rất nhiều đơn vị quảng cáo với nội dung rất hấp dẫn nên gây cho khách hàng khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị nào cung ứng dịch vụ cho mình. Do đó, bạn cần thận trọng, xem xét kỹ lưỡng mọi vấn đề để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
Một công ty cung cấp dịch vụ uy tín phải là người lắng nghe khách hàng từ đầu và tận tâm trong suốt quá trình và ngay cả sau khi đã thực hiện xong công việc. Một trong những đơn vị uy tín và điển hình là công ty Luật ACC. Là đơn vị có đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, có trình độ cao, tận tụy.
ACC đem lại cho bạn những lợi ích gì?
- Chúng tôi lắng nghe vấn đề bạn đang gặp phải và nghe mong muốn của bạn khi đến gặp ACC;
- Tư vấn ban đầu về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài;
- Trực tiếp soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả hay đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…. tại cơ quan có thẩm quyền;
- Chủ động theo dõi tiến độ đăng ký và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký cũng như báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng;
- Nhận kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trả kết quả cho khách hàng đúng hẹn;
- Chi phí hợp lý phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau;
- Hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại tư vấn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận