Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán rất quan trọng với quá trình hoạt động của doanh nghiệp vậy nên việc nắm bắt được các quy định về chứng từ kế toán rất quan trọng với doanh nghiệp, nhất là kế toán. Vậy Quy định về hóa đơn chứng từ kế toán như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Quy định về màu mực trên chứng từ kế toán [Chi tiết 2023]
1. Chứng từ kế toán là gì?
- Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
(khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015)
- Nội dung chứng từ kế toán:
+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
- Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
2. Quy định về hoá đơn chứng từ kế toán
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hoá đơn GTGT, trừ trường hợp được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT.
Khi lập hoá đơn GTGT, phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn:
- Giá bán chưa có thuế
- Phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có)
- Thuế GTGT
- Tổng giá thanh toán đã có thuế
- Trường hợp hoá đơn không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán.
Cơ sở kinh doanh cũng không được khấu trừ thuế đầu vào đối với trường hợp hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ không ghi tách riêng thuế GTGT.
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.
Giá bán ghi trên hoá đơn là giá thực thanh toán đã có thuế GTGT (nếu là hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT).
Cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ hoá đơn, chứng từ theo
- Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010
- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
- Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC và các thông tư của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2014/TT-BTC
- Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
3. Phân loại hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ
Căn cứ vào hình thức thì hóa đơn được phân loại thành
- Hoá đơn đặt in (cơ quan thuế đặt in và cơ sở kinh doanh tự đặt in)
- Hoá đơn tự in
- Hoá đơn điện tử
Căn cứ vào đối tượng sử dụng hóa đơn thì hóa đơn được phân loại thành:
- Hoá đơn GTGT,
- Hoá đơn bán hàng và
- Hóa đơn đặc thù. kỹ năng quản lý nhân sự
Hoá đơn có thể kiêm nhiệm các chức năng như kiêm phiếu thu tiền, kiêm bảo hành (chức năng kiêm nhiệm được thiết kế cỡ chữ nhỏ hơn, đặt trong dấu ngoặc đơn).
4. Quy định về in và đặt in hóa đơn
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cơ quan hành chính sự nghiệp (nếu có đủ điều kiện) chịu trách nhiệm tự in hoá đơn hoặc đặt in hoá đơn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của DN; trước khi sử dụng phải thực hiện thông báo phát hành hoá đơn gửi đến cơ quan Thuế (kèm mẫu hoá đơn), thực hiện công khai việc thông báo phát hành hoá đơn tại các điểm bán hàng, trụ sở giao dịch.
- Doanh nghiệp có điều kiện kỹ thuật, nguồn lực tài chính và công nghệ quản lý được khuyến khích áp dụng hoá đơn điện tử.
- Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm đặt in hoá đơn để bán cho các hộ kinh doanh và các cơ quan, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà không được tự in hoá đơn.
- Cơ sở kinh doanh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế theo thời hạn và theo mẫu quy định.
- Trường hợp vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trên đây là các thông tin về Quy định về hóa đơn chứng từ kế toán [Chi tiết 2023] mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận