Dấu giáp lai là con dấu dùng để đóng lề trái hoặc phải của tài liệu bằng 2 tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu có thể đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch. Vậy Quy định về đóng dấu giáp lai văn bản như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Đóng dấu giáp lai là gì?
Dấu giáp lai là con dấu dùng để đóng lề trái hoặc phải của tài liệu bằng 2 tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu có thể đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.
Việc đóng dấu giáp lai trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
2. Mục đích đóng dấu giáp lai
Đóng dấu giáp lai nhằm những mục đích như sau:
– Đóng dấu giáp lai sẽ giúp tránh được việc thay đổi tài liệu được trình hoặc được nộp khi có nhu cầu giao kết hợp đồng hoặc có nhu cầu làm hồ sơ để nộp cho các cơ quan nhà nước.
– Đóng dấu giáp lai sẽ giúp bảo đảm tính khách quan của tài liệu để tránh văn bản bị thay thế hoặc bị làm sai lệch kết quả đã được xác nhận trước đó.
Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào liệt kê các loại văn bản nào phải đóng dấu giáp lai.
iệc quy định các văn bản nào phải đóng dấu giáp lai sẽ do Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan quản lý ngành cụ thể han hành. Ví dụ như Tổng cục Hải quan quy định rõ ràng những loại văn bản phải đóng dấu giáp lai như sau:
– Quyết định giải quyết khiếu nại;
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Quyết định thanh tra, Quyết định kiểm tra;
– Quyết định miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu;
– Quyết định ấn định thuế;
– Quyết định kiểm tra sau thông quan;
– Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài (để làm hộ chiếu công vụ);
– Thông báo giải quyết khiếu nại, tố cáo;
– Thông báo phạt chậm nộp;
– Kết luận kiểm tra, thanh tra;
– Kết luận xác minh đơn tố cáo;
– Báo cáo kết quả xác minh đơn tố cáo;
– Biên bản làm việc;
– Hợp đồng, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
– Biểu mẫu, phụ lục có nội dung liên quan đến số liệu tài chính, kế toán thuế, thống kê tình hình xuất nhập khẩu.
3. Nguyên tắc đóng dấu giáp lai
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Quy định việc đóng dấu treo, dấu giáp lai vào văn bản như sau:
- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
- Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
- Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
- Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Quy định về đóng dấu giáp lai văn bản do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận