Quy định về di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp của người nước ngoài

1 NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu như thế nào? 

 Theo Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục.  Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

 – Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; 

 – Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; 

 – Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.  

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là gì

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là gì

 

2 Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động 

 Điều 154 Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động gồm: 

  1. Chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.  
  2. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị  công ty cổ phần có giá trị vốn góp  từ 3 tỷ đồng trở lên.  
  3. Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc người quản lý cấp cao hoạt động của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.  
  4. Vào Việt Nam chưa đầy 3 tháng để chào bán dịch vụ.  
  5. Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý các sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp  ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh mà  chuyên gia Việt Nam và  chuyên gia nước ngoài  đang ở Việt Nam không xử lý được. 
  6. Luật sư nước ngoài đã có Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.  
  7. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 
  8. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam  sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.  
  9. Công ty hoạt động trên 11 lĩnh vực dịch vụ bao gồm: thương mại, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa, giải trí và vận tải.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo