Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán rất quan trọng với quá trình hoạt động của doanh nghiệp vậy nên việc nắm bắt được các quy định về chứng từ kế toán rất quan trọng với doanh nghiệp, nhất là kế toán. Vậy Quy định về đánh số chứng từ kế toán cập nhật 2023 như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Quy định về màu mực trên chứng từ kế toán [Chi tiết 2023]
1. Chứng từ kế toán là gì?
- Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
(khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015)
- Nội dung chứng từ kế toán:
+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
- Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán quy định nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.
2. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán
Việc lập và lưu trữ chứng từ kế toán cần phải đáp ứng quy định sau:
- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu.
Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung tại Mục 1 nêu trên.
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa;
Khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo.
Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán.
Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định.
Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.
- Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.
- Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Kế toán 2015.
Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015.
Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
3. Căn cứ đánh số chứng từ kế toán
– Căn cứ vào loại chứng từ: tham khảo bài các loại chứng từ kế toán
– Căn cứ vào yếu tố tiền tố để thiết lập định dạng số chứng từ: Yếu tố tiền tố được đánh căn cứ vào năm phát sinh chứng từ cùng loại chứng từ.
Ví dụ: Đánh yếu tố tiền tố của các loại chứng từ phát sinh tại năm 2014
+ Phiếu chi ký hiệu: 14PC
+ Phiếu thu ký hiệu: 14PT
+ Phiếu nhập ký hiệu: 14PN
+ Phiếu xuất ký hiệu: 14PC
– Căn cứ vào giá trị bắt đầu: Giá trị bắt đầu của một chứng từ thường là 1
– Độ dài phân số của chứng từ: Độ dài của phân số chứng từ do kế toán tự mặc định
4. Cách đánh số chứng từ
Cách đánh số chứng từ kế toán cụ thể:
Đánh số toàn bộ chứng từ năm 2014 dựa trên căn cứ đánh số chứng từ ở mục 1 trên, kế toán đánh toàn bộ chứng từ năm 2014, với độ dài phân số là 3, giá trị bắt đầu là 1.
4.1. Cách đánh số chứng từ liên quan đến tiền
+ Phiếu thu tiền: 14PT001
+ Phiếu chi tiền: 14PC001
+ Séc tiền mặt: 14STM001
+ Uỷ nhiệm chi: 14UNC001
+ Nộp tiền vào tài khoản: 14NTTK001
+ Chuyển tiền nội bộ: 14CTNB001
+ Tiền đang chuyển: 14TDC001
4. 2. Chứng từ liên quan đến vật tư, hàng hoá
+ Phiếu nhập kho: 14PNK001
+ Phiếu xuất kho: 14PXK001
+ Chuyển kho: 14CK001
4.3. Chứng từ liên quan đến tài sản cố định và công cụ dụng cụ
+ Chứng từ ghi tăng tài sản cố định: 14GTTS001
+ Chứng từ ghi giảm tài sản cố định: 14GGTS001
+ Điều chỉnh tài sản cố định: 14ĐC001
+ Chứng từ khấu hao TSCĐ: 14KHTS001
+ Chứng từ ghi tăng CCDC: 14GTCC001
+ Chứng từ ghi giảm CCDC: 14GGCC001
+ Chứng từ phân bổ CCDC: 14PBCC001
+ Báo hỏng, báo mất công cụ dụng cụ: 14BH001
4.4. Chứng từ liên quan đến hoá đơn
+ Hoá đơn bán hàng: 14BH001
+ Hoá đơn mua hàng: 14MH001
+ Hàng bán trả lại: 14HBTL001
+ Hàng mua trả lại hàng: 14HMTL001
+ Tổng hợp hoá đơn bán lẻ: 14CTTH001
4.5. Chứng từ liên quan khác
+ Chứng từ nghiệp vụ khác: 14NVK001
+ Chừng từ ghi đồng thời: 14GĐT001
Trên đây là các thông tin về Quy định về đánh số chứng từ kế toán cập nhật 2023 mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
Nội dung bài viết:
Bình luận