Quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh?

Quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh hiện nay là một chủ đề quan trọng đối với các bậc cha mẹ và gia đình tại Việt Nam theo Luật Cư trú mới nhất. Hiểu rõ các quy định này sẽ giúp cha mẹ đảm bảo quyền lợi pháp lý cho con em mình từ sớm. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh?

Quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh?

1. Quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh

Để bảo đảm các quyền khai sinh, cư trú và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 6 tuổi, cha, mẹ, người giám hộ hoặc người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cần thực hiện tối thiểu ba thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính này thuộc về ba cơ quan nhà nước riêng biệt: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã), Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Công an cấp huyện) hoặc Công an xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Công an cấp xã), và Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Bảo hiểm xã hội cấp huyện).

Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, trẻ em sẽ được cấp Giấy khai sinh. Đây là giấy tờ pháp lý đầu tiên và cũng là giấy tờ gốc, là cơ sở để thực hiện các thủ tục hành chính tiếp theo nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ như đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi.

Theo quy định của pháp luật về hộ tịch, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày trẻ em sinh ra, cha, mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ. Thông qua thủ tục hành chính này, Nhà nước ghi nhận và bảo hộ các thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, cha, mẹ của trẻ. Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi cư trú của người mẹ, hoặc nơi cư trú của người cha, hoặc nơi trẻ em đang sinh sống thực tế, hoặc nơi cư trú của người đang nuôi dưỡng; nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ) có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ ngay trong ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Về cư trú, pháp luật hiện hành quy định: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ. Việc đăng ký thường trú được thực hiện tại Công an xã (đối với trường hợp đăng ký tại huyện thuộc tỉnh) và Công an huyện, quận, thị xã, thành phố (đối với trường hợp đăng ký tại huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Sau khi thực hiện thủ tục hành chính, trẻ em sẽ được bổ sung tên vào sổ hộ khẩu của gia đình và xác định nơi cư trú. Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thường trú là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Điều kiện đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh

Tại Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 có quy định rất cụ thể các điều kiện đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh như sau: 

  • Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
  • Người chưa thành niên về ở với người giám hộ. 

Tuy nhiên tất cả những trường hợp nêu trên phải được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý thì trẻ sơ sinh mới được đăng ký thường trú tại những nơi đó. Như vậy, việc đăng ký thường trú của trẻ sơ sinh phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ để được đăng ký trường trú về một trong các nơi quy định ở trên. Trừ trường hợp nơi cư trú của trẻ sơ sinh do Tòa án quyết định thì không cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người giám hộ. 

>>>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn nhập khẩu cho con vào nhà bác [Chi tiết]

3. Thực trạng về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh

Thực trạng về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh

Thực trạng về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh

Qua nghiên cứu quy định hiện hành cũng như thực tiễn thực hiện các thủ tục hành chính về: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi cho thấy:

- Xét theo từng thủ tục hành chính đơn lẻ, về cơ bản đã được quy định chặt chẽ theo hướng bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước của từng ngành trong từng lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch, cư trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế; hạn chế sự lợi dụng của cá nhân để trục lợi.

- Các quy định về việc thực hiện các thủ tục hành chính nêu trên đã được quan tâm cải cách, hướng tới giảm tối đa thành phần hồ sơ, thời gian thực hiện, chi phí tuân thủ cho người dân

- Song mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải cách, qua thực tiễn thực hiện các thủ tục hành chính trên còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Cụ thể như sau:

  • Xét về tổng thể, các thủ tục này đang được thực hiện một cách riêng lẻ, khép kín trong từng ngành là chủ yếu, sự phối hợp giữa các ngành là chưa đáng kể làm cho người dân phải tự mình đi đến nhiều cơ quan, phải làm nhiều bộ hồ sơ để thực hiện các thủ tục riêng biệt. Xét về góc độ cải cách thủ tục hành chính, cách làm này đang tạo ra sự lãng phí về thời gian, tốn kém về giấy tờ, phiền hà cho người dân, không phù hợp với các nguyên tắc về kiểm soát thủ tục hành chính.
  • Do việc chia tách thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tại nhiều cơ quan riêng biệt, nên dẫn đến việc khi thực hiện các thủ tục hành chính trên người dân phải khai đi khai lại các thông tin cá nhân, và trên thực tế đã xảy nhiều trường hợp thông tin về cùng một người dân tại các cơ quan quản lý nhà nước có sự sai lệch; các giấy tờ do các cơ quan nhà nước cấp ra cho người dân cũng có những thông tin không thống nhất, phổ biến nhất hiện nay là trong: Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, Thẻ bảo hiểm y tế. Điều này không những gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, mà còn gây phiền hà cho người dân trong thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự... Trong khi đó, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết được, nếu giữa các cơ quan liên quan có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc giải quyết các thủ tục hành chính nêu trên.
  • Việc để cho người dân tự mình đi làm các thủ tục hành chính nói trên một cách độc lập cũng dẫn tới việc tùy tiện trong thực hiện các thủ tục đó, chẳng hạn khi trẻ em đi học lớp một (6 tuổi) thì mới đăng ký khai sinh, trong khi các thủ tục về đăng ký thường trú, bảo hiểm y tế thì đã được thực hiện trước đó. Những bất cập, hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan như: Trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn hạn chế; trang thiết bị, cơ sở vật chất tại một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao… Song nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế chưa được các cơ quan có thẩm quyền thống nhất giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông.

Để khắc phục bất cập, hạn chế này, trong thời gian qua tại một số địa phương đã có những cải tiến, sáng tạo trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính:

- Liên thông về thông tin giữa đăng ký khai sinh với đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em. Mô hình này hiện đang được hầu hết các địa phương trên cả nước thực hiện với đặc điểm là giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan (Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an, bảo hiểm xã hội…)

- Mô hình thí điểm thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông. Mô hình này được triển khai thực hiện tại một số địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh; huyện Bến Lức, tỉnh Long An; huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang… Qua quá trình triển khai, thực hiện bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, đem lại hiệu quả đáng kể. Về phía người dân, việc thực hiện mô hình một cửa liên thông đã giúp tiết kiệm được nhiều chi phí khi thực hiện thủ tục hành chính, rõ nhất là giảm chi phí đi lại.

4. Đăng ký thường trú cho con mới sinh bao lâu có kết quả?

Sau khi bản điện tử của Giấy khai sinh được cấp, Hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp sẽ tự động chuyển bản điện tử này sang Phần mềm dịch vụ công liên thông để tiếp tục xử lý. Hồ sơ điện tử, bao gồm biểu mẫu và tờ khai do người dân đã kê khai, sẽ được chuyển đến Hệ thống thông tin quản lý cư trú nhằm thực hiện việc đăng ký thường trú.

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định:

   - Cán bộ công an sẽ tiến hành các nghiệp vụ đăng ký thường trú trên Hệ thống thông tin quản lý cư trú của ngành công an.

   - Thời gian giải quyết không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ điện tử từ Phần mềm dịch vụ công liên thông đối với các trường hợp:

  1. Con về ở với cha, mẹ và cha, mẹ là chủ hộ, đồng thời là chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
  2. Con về ở với cha, mẹ nhưng cha, mẹ không phải là chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.

   - Đối với các trường hợp khác yêu cầu xác minh theo quy định của Luật Cư trú, thời hạn giải quyết không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, đúng quy định:

   - Cơ quan Công an sẽ thông báo cho người dân qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VNeID, tin nhắn SMS, hoặc thư điện tử thông qua Phần mềm dịch vụ công liên thông, nêu rõ lý do không tiếp nhận và yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết. Thời hạn thông báo không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ điện tử trên hệ thống.

Trường hợp hồ sơ không đúng quy định do lỗi của cơ quan cấp Giấy khai sinh (ví dụ như đính nhầm bản điện tử):

   - Cơ quan Công an sẽ thông báo lý do cho cơ quan cấp Giấy khai sinh thông qua Phần mềm dịch vụ công liên thông, đồng bộ thông tin với Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc ứng dụng VNeID.

   - Cơ quan có thẩm quyền gây ra lỗi phải khắc phục trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu.

Với sự điều chỉnh này, quá trình đăng ký thường trú trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, đảm bảo quyền lợi cho người dân và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực cư trú.

5. Các câu hỏi thường gặp về quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh.

Nếu không đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh đúng hạn, gia đình sẽ gặp phải những vấn đề gì?

Nếu không đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh đúng hạn, gia đình có thể gặp phải các vấn đề như:

  • Trẻ không được cấp giấy chứng nhận đăng ký thường trú, gây khó khăn trong việc làm các thủ tục hành chính khác.
  • Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các quyền lợi xã hội khác.
  • Cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về đăng ký thường trú.

Có những quy định đặc biệt nào áp dụng cho trẻ em mới sinh có cha mẹ là người nước ngoài không?

Đối với trẻ em mới sinh có cha mẹ là người nước ngoài, quy định đăng ký thường trú sẽ có một số điều chỉnh tùy thuộc vào quốc tịch và tình trạng cư trú của cha mẹ. Cha mẹ cần liên hệ với cơ quan công an hoặc đại sứ quán để biết rõ các quy định cụ thể và hồ sơ cần thiết.

Trách nhiệm của cha mẹ trong việc đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh như thế nào?

Cha mẹ có trách nhiệm đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh. Việc đăng ký này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi pháp lý và các quyền lợi xã hội khác cho trẻ, như y tế, giáo dục và bảo hiểm.

Việc nắm vững quy định về đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của trẻ mà còn đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của gia đình. Đây là bước đầu tiên quan trọng trong hành trình phát triển và trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm hiểu, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn trực tiếp và giải đáp nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo