Hướng dẫn nhập khẩu cho con vào nhà bác [Chi tiết 2024]

Nhập khẩu cho con là vấn đề quan tâm của các bậc phụ huynh khi muốn đăng ký hộ khẩu thường trú cho con theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang muốn nhập khẩu cho con thì bạn cần nắm rõ các quy định pháp luật về cư trú, hộ tịch để hoàn thiện các thủ tục hành chính. Trong bài viết này ACC sẽ cung cấp cho bạn Hướng dẫn nhập khẩu cho con vào nhà bác [Chi tiết 2023]

Hướng Dẫn Nhập Khẩu Cho Con Vào Nhà Bác [chi Tiết 2022]

Hướng dẫn nhập khẩu cho con vào nhà bác [Chi tiết 2023]

1. Nhập khẩu cho con là gì?

Nhập khẩu cho con tức là đăng ký thường trú cho con vào nơi đăng ký thường trú của cha mẹ hoặc cha hoặc mẹ hoặc của một người khác theo quy định của pháp luật.

Sau khi có giấy đăng ký khai sinh thì nên đi làm thủ tục nhập khẩu cho con hoặc có thể kết hợp làm thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, nhập khẩu và cấp thẻ bảo hiểm y tế trong 1 lần tại UBND xã.

Trong trường hợp cha mẹ không có cùng nơi thường trú thì trẻ được nhập khẩu theo nơi thường xuyên chung sống với bố hoặc mẹ. Nếu không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi thường trú của trẻ do cha, mẹ thỏa thuận.

2. Nhập khẩu cho con theo bác có được không

Nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định tại Điều 13 Luật cư trú 2013 như sau:

“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.

2.Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”

Theo quy định trên, vợ chồng có thể đăng ký hộ khẩu thường trú của con theo hộ khẩu của vợ hoặc chồng. Trường hợp muốn nhập khẩu cho bé vào nơi khác thì phải được sự đồng ý của cha và mẹ.

Kết luận: Như vậy được nhập khẩu cho con theo bác nhưng phải có sự đồng ý từ cha mẹ ruột của bé

3. Hồ sơ đăng ký nhập khẩu cho con theo bác

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu cho trẻ bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Giấy khai sinh bản sao của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp). Nếu không có giấy khai sinh thì mang theo Hộ chiếu còn thời hạn có chứa thông tin thể hiện quan hệ cha, mẹ với con hoặc sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú của trẻ.

Trong một số trường hợp khác, có thể sử dụng các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm:

  • Quyết định về việc nuôi con nuôi của UBND tỉnh, thành phố (khi nhập khẩu con nuôi vào nhà bố mẹ nuôi)
  • Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của UBND xã, phường (khi nhập khẩu cho con ngoài giá thú, cha mẹ không đăng ký kết hôn)
  • Quyết định của Tòa án, Kết luận giám định của tổ chức giám định về quan hệ cha, mẹ với con (nhập khẩu cho con sau khi có kết luận giám định ADN…)

Bản chính sổ hộ khẩu (nếu còn lưu giữ)

Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01): Chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào mẫu Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Bạn có thể lấy mẫu này tại Công an phường, xã, thị trấn hoặc có thể tải mẫu CT01

Lưu ý:

Các giấy tờ chuẩn bị để nộp nói trên không cần phải là bản chính (bản gốc) mà chỉ cần là bản sao (có chứng thực hoặc được cấp từ sổ gốc). Trường hợp nộp bản photo, scan, chụp lại thì phải kèm theo bản chính giấy tờ để công an đối chiếu.

4. Thủ tục nhập khẩu cho con theo bác

Bước 1:Người đi đăng ký thường trú nhập khẩu cho trẻ (cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị các giấy tờ được nêu phía trên.

Bước 2: Nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại Công an phường, xã, thị trấn nơi cư trú chung của bố, mẹ hoặc nơi cư trú của bố hoặc nơi cư trú của mẹ (trong trường hợp bố mẹ không có cùng nơi cư trú)

– Thời gian nộp hồ sơ: từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần.

– Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01), đối chiếu với các giấy tờ đã nộp nêu trên. Nếu hợp lệ thì cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của trẻ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

– Tối đa 7 ngày làm việc, người đi đăng ký nhập khẩu cho trẻ sẽ nhận được Thông báo kết quả giải quyết cư trú của công an phường, xã, thị trấn trong đó nêu rõ kết quả trẻ có được nhập khẩu hay không.

– Lệ phí: Việc nhập khẩu cho trẻ em hoàn toàn miễn phí.

Lưu ý:

– Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Do đó, có thể nộp hồ sơ tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đang tạm trú của bố mẹ hoặc của bố hoặc của mẹ đều được.

– Nếu đem theo sổ hộ khẩu thì sau khi nhập khẩu xong, công an sẽ thu lại sổ hộ khẩu.

– Công an giữ lại các bản sao, bản photo các giấy tờ đã nộp, trả lại bản chính sau khi đã kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính.

– Có thể làm thủ tục nhập khẩu cho con online trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ công an tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/. Khi đó, người yêu cầu làm thủ tục phải khai báo thông tin trên trang web và đính kèm bản quét scan hoặc chụp lại các văn bản, giấy tờ như trên để gởi qua mạng đến Cổng dịch vụ và xuất trình bản chính các giấy tờ, tài liệu đã cung cấp khi công an phường, xã yêu cầu.

Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nên trên trong hồ sơ phải có một trong giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú).

Đối với Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người:

– Con về ở với cha, mẹ.

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có đủ khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ;

– Người chưa thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.

Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài  đề nghị về Việt Nam thường trú nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan sau:

– Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ đang cư trú;

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.

Trường hợp nếu con của bạn có giấy khai sinh và hộ chiếu đã mang quốc tịch nước ngoài thì việc nhập quốc tịch Việt Nam sẽ không thực hiện được do con của bạn còn nhỏ, phụ thuộc vào cha mẹ và không đủ điều kiện theo điều kiện nhập quốc tịch theo quy định của Luật quốc tịch 2008.

5. Mức phạt khi nhập hộ khẩu muộn cho con

Pháp luật quy định trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ. 

Hiện nay, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt khi nhập khẩu muộn cho con như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ quy định trên, mức phạt khi nhập hộ khẩu muộn cho con kể từ năm 2022 là từ 500.000 – 1.000.000 đồng, nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức xử phạt sẽ là 750.000 đồng.

6. Câu hỏi thường gặp

Trẻ được nhập khẩu vào nơi khác hộ khẩu của cha, mẹ không?

Trẻ em, người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có thể được nhập khẩu vào nơi khác với hộ khẩu của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý bằng văn bản hoặc cha mẹ ghi ý kiến đồng ý vào tờ khai thay đổi thông tin cư trú (ví dụ: nhập khẩu vào nhà bố mẹ nuôi) hoặc trường hợp luật có quy định.

Hộ khẩu là gì?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lý kinh tế của đất nước.

Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài  đề nghị về Việt Nam thường trú nộp hồ sơ tại đâu?

Công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài  đề nghị về Việt Nam thường trú nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan sau:

– Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ đang cư trú;

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.

Trên đây là bài viết Quy trình, thủ tục nhập khẩu cho con theo mẹ ở nước ngoài Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo