Hiện nay, ngoài trừ việc trực tiếp ký hợp đồng hợp tác đầu tư, thì các nhà đầu tư có thể nhận chuyển nhượng hợp đồng hợp tác đầu tư từ một bên chủ thể đã ký hợp đồng trước đó. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chuyển nhượng hợp đồng hợp tác đầu tư. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các quý bạn đọc về nội dung Quy định của pháp luật về chuyển nhượng hợp đồng.
1. Chuyển nhượng hợp đồng là gì?
Pháp luật hiện hành không quy định khái niệm về "chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên, có thể hiểu, chuyển nhượng hợp đồng là việc cá nhân, tổ chức chuyển nhượng lại các đối tượng của hợp đồng đã ký trước đó (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng) cho một tổ chức, cá nhân khác.
Thực tế hiện nay có những trường hợp chuyển nhượng hợp đồng phổ biến như
+Chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ
+ Chuyển nhượng hợp đồng thi công. Hợp đồng xây dựng
+ Chuyên nhường Hợp đồng thuê, cho thuê nhà, công tinh xây dựng có sẵn
+ Chuyển nhượng hợp đồng kinh tế - ví dụ như: Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Hợp đồng thường trú. Hợp đồng thuê, cho thuê
2. Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng
Thông thường, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba số do các bên ban đầu đã thỏa thuận trong hợp đồng và điều khoản được phép chuyển nhượng (điều kiện chuyển nhượng theo thỏa thuận của các bản). Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng ban đầu mà điều kiện chuyển nhượng của hợp đồng cũng khác nhau do các hợp đồng này được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành
+ Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mai bán cần bố. Hợp đồng thuê, cho thuê nhà, công trình xây dựng có sẵn trỏ phải tuân thủ các quy định của Luật Đất đai 2013, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014.
Theo đó, điều kiện để các chủ thể thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ, thuê mua nhà công trình có sẵn
- Thứ nhất, bên mua căn hộ, công trình xây dựng có sẵn được quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn lẫn với đất cho bên mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thứ hai tổ chức, cá nhân nhân chuyển nhượng hợp đồng mua căn hộ, công trình xây dựng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng cho tổ chức cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận.
Thứ ba, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ phải chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng mua bán căn hộ cho bên thứ ba.
Tuy nhiên, đối với Hợp đồng hợp tác đầu tư, các văn bản pháp luật chuyên ngành không quy định điều kiện về chuyển nhượng Hợp đồng tư vấn đầu tư. Vì vậy, chỉ cần trong Hợp đồng hợp tác đầu tư có điều khoản cho phép một trong hai bên chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba.
3. Về hình thức và nội dung văn bản chuyển nhượng hợp đồng
- Về hình thức: Thông thường, thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng phải được lập thành văn bản, nếu pháp luật yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực thì phải thực hiện theo quy định đó. Chẳng hạn việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hội công trình xây dựng có sẵn phải được lập thành văn bản và thực hiện công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng.
– Và nội dung: Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng hợp đồng sẽ có các điều khoản cơ bản sau:
+ Thông tin các bên gồm bên chuyển thương và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng
+ Nội dung chuyển nhượng, đối tượng chuyển nhượng
+ Các giấy tờ, hồ sơ liên quan
+Giá chuyển nhượng hợp đồng thời hạn và phương thức thanh toán tiền chuyển nhượng hợp đồng
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Điều khoản về việc giải quyết tranh chấp
+ Các điều khoản khác
4. Trình tự thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng
Pháp luật hiện hành không có quy định trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng nói chung. Tuy nhiên qua thực hiện, có thể khái quát trình tự thực hiện chuyển nhượng hợp đồng như sau
Bước 1. Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng thỏa thuận và lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng
(Phải đáp ứng điều kiện với những hợp đồng được phép chuyển nhượng)
Bước 2. Công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng đối với các văn bản yêu cầu phải được công chứng, chứng thực
Bước 3. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho việc chuyển nhượng hợp đồng theo quy định pháp luật (nếu có)
Bước 4. Xin xác nhận của bên còn lại trong Hợp đồng còn lại
Bước 5. Thực hiện các thủ tục cấp các các loại giấy tờ khác theo quy định pháp luật.
Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các quý bạn đọc về Quy định của pháp luật về chuyển nhượng hợp đồng. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết trên của chúng tôi.
Nội dung bài viết:
Bình luận