Quy định pháp luật về công bố sản phẩm

Quy định pháp luật về công bố sản phẩm như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!

Quy định pháp luật về công bố sản phẩm

1. Đối tượng cần được công bố sản phẩm

Theo điều 6 của Nghị định số 15/018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, cá nhân sản xuất, tổ chức kinh doanh thực phẩm phải đăng ký công bố sản phẩm đối với các đối tượng sau:

  • Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm dinh dưỡng y học.
  • Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.
  • Các loại phụ gia sản phẩm có công dụng mới hoặc phụ gia không nằm trong nhóm phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, không đứng đối tượng sử dụng được quy định bởi Bộ Y tế.

2. Công bố chất lượng sản phẩm ở đâu?

Khi đăng ký công bố sản phẩm, các cá nhân tổ chức cần xác định rõ đối tượng sản phẩm cần được công bố nằm trong nhóm nào để gửi hồ sơ đến đúng cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể như sau:

  • Nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm sẽ nộp đến Bộ Y tế.
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi và thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt được nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được chỉ định bởi Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • Trong trường hợp cần đăng ký cho sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Bộ y tế và cơ quan nhà nước thì tổ chức, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nộp đến Bộ y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ của cơ quan nào thì nộp về cơ quan đó.

3. Thời hạn của giấy công bố chất lượng sản phẩm

Các sản phẩm khi được được công bố đều có thời hạn nhất định, sau khi hết thời hạn, nếu sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường thì cần được làm thủ tục công bố lại từ đầu. Cụ thế như sau:

  • 5 năm đối với sản phẩm của cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ví dụ như HACCP, ISO22000 hoặc chứng chỉ tương đương.
  • 3 năm đối với những cơ sở không có các chứng chỉ trên.

4. Thời hạn thực hiện công bố sản phẩm

Sau khi tiếp nhận hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Sau khoảng 40 đến 45 ngày sẽ có giấy xác nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Kết quả được trả bằng hình thức online.

5. Hướng dẫn công bố chất lượng sản phẩm

Trình tự công bố chất lượng sản phẩm

Trong Điều 8 Nghị định số 15/018/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành cũng nêu rõ quy trình công bố sản phẩm diễn ra như sau:

Bước 1 – Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm: Nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện, qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2 – Xử lý hồ sơ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nghiệm thẩm định hồ sơ và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo mẫu 03 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 15/018/NĐ-CP.

Bước 3 – Sửa đổi, bổ sung hồ sơ:

Nếu không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm hay cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận sẽ có văn bản trả lại trong vòng 7 ngày. Sau 90 ngày tính từ khi nhận được công văn trả lại mà tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị.

Ngoài ra, cũng theo quy định về công bố sản phẩm trong Nghị định số 15/018/NĐ-CP còn nêu rõ nếu cá nhân, tổ chức muốn thay đổi tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần thì buộc phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp thay đổi khác thì cần gửi văn bản thông báo cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thẩm quyền về các nội dung cần thay đổi.

Bước 4 – Công bố sản phẩm: Sau quá trình thẩm định, hồ sơ đã đạt tiêu chuẩn không cần chỉnh sửa bổ sung, cơ quan có trách nhiệm thông báo tên, sản phẩm trên trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Bước 5 – Nộp phí: Cá nhân, tổ chức cần nộp đầy đủ phí cho cơ quan theo quy định của pháp luật.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo