Số giờ làm thêm tối đa?

Làm tăng ca là gì? Ý nghĩa của quy định về tăng ca ngoài giờ làm việc?

Tăng ca chính là làm thêm giờ ngoài khoảng thời gian làm việc cố định trong ngày. Pháp luật quy định về thời gian tăng ca để giúp đảm bảo:

  1. Tài tạo sức khỏe sản xuất của người lao động.
  2. Đảm bảo hiệu quả sản xuất lâu dài của người sử dụng lao động
  3. Đảm bảo sự công bằng, an toàn trong quan hệ lao động.

Thỏa thuận làm thêm giờ trong hợp đồng lao động?

Thông thường hợp đồng lao động được ký khi bắt đầu nhận người lao động vào làm việc, còn nhu cầu thỏa thuận tăng ca lại thường phát sinh theo tình hình sản xuất, kinh doanh từng thời kỳ của công ty, tổ chức sử dụng lao động. Đây chính là lý do thỏa thuận nội dung hợp đồng lao động thường chỉ xác lập về mặt nguyên tắc và quy định chung về làm thêm giờ. Nội dung thường được các công ty, tổ chức ghi nhận trong hợp đồng lao động như sau:

“Điều 2: Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc bình thường: ...

Do tính chất công việc, nhu cầu kinh doanh hay nhu cầu của tổ chức/bộ phận, Công ty có thể cho áp dụng thời gian làm việc linh hoạt. Những người được áp dụng thời gian làm việc linh hoạt có thể không tuân thủ lịch làm việc cố định bình thường mà làm theo ca, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số giờ làm việc theo quy định.

2. Thời giờ làm thêm:

Theo nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh từng thời kỳ, Công ty có thể áp dụng thời giam làm thêm trong đó:  

  • Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm thêm bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày
  • Không quá 40 giờ trong 01 tháng
  • Không trái với các quy định pháp luật hiện hành, quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động (nếu có) đã được công ty ban hành hợp pháp.”

Nguyên tắc thỏa thuận làm tăng ca đúng pháp luật

  1. Việc làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và tổ chức, công ty sử dụng lao động.
  2. Số giờ làm thêm thỏa thuận phải bảo giới hạn số giờ làm thêm tối đa.
  3. Ưu tiên bảo vệ sức khỏe của người lao động đặc biệt là người lao động đang mang thai.
1glvld

 

Quy định về thời gian tăng ca tối đa

Tổ chức, công ty sử dụng lao động được cho người lao động tăng ca làm thêm nhưng phải đảm bảo giới hạn số giờ làm tăng ca tối đa:

  1. Trong ngày: Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm thêm bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
  2. Trong tháng: Không quá 40 giờ trong 01 tháng;
  3. Trong năm: Không quá 200 giờ trong 01 năm. Trong một số ngành, nghề, công việc hoặc một số trường hợp, NSDLĐ được sử dụng người lao động tham thêm không quá 300 giờ trong 01 năm.

Quy định mới về số giờ làm thêm tối đa trong 01 năm

ỦY BAN THƯỜNG VỤ

QUỐC HỘI

-------

Nghị quyết số: 17/2022/UBTVQH15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

VỀ SỐ GIỜ LÀM THÊM TRONG 01 NĂM, TRONG 01 THÁNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

  • Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
  • Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;
  • Căn cứ Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Số giờ làm thêm trong 01 năm

1. Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;

b) Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

d) Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

đ) Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Điều 2. Số giờ làm thêm trong 01 tháng

Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Việc thực hiện quy định về số giờ làm thêm tại Nghị quyết này phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác có liên quan của Bộ luật Lao động.

2. Khi tổ chức làm thêm giờ quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động và các biện pháp khác nhằm giảm thiểu việc làm thêm giờ; trong trường hợp phải làm thêm giờ, người sử dụng lao động thực hiện các chế độ phúc lợi bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

4. Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị quyết này.

5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường tuyên truyền, thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp trong việc giám sát thực hiện Nghị quyết, bảo vệ quyền lợi của người lao động, thúc đẩy việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong quá trình thực hiện Nghị quyết này.

6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác tăng cường tuyên truyền, thông tin đến người sử dụng lao động để thực hiện Nghị quyết này, đồng thời bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, hỗ trợ và tăng cường các chế độ phúc lợi cho người lao động để cùng vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2022, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 9 thông qua ngày 23 tháng 3 năm 2022.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

CHỦ TỊCH

Vương Đình Huệ

Các trường hợp tăng ca trong thực tế

Trong sản xuất công ty, tổ chức sử dụng lao động thường tổ chức làm tăng ca khi:

  1. Có đơn hàng nhiều vào các dịp lễ Tết, mùa cao điểm
  2. Có đơn hàng cận ngày giao nhưng vẫn chưa hoàn tất, hoặc yêu cầu giao gấp trong khi thời gian nhận ngắn
  3. Có việc phát sinh cần thực hiện ngoài giờ, như kiểm kho, kiểm kê vật tư, cơ sở vật chất định kỳ…
  4. Có việc nhiều trong khi nhân công ít, doanh nghiệp lại không có chính sách tuyển thêm người hoặc có nhưng chưa tuyển được, tuyển chưa đủ

Còn đối với người lao động thì đề xuất được làm thêm, làm tăng ca được người lao động đưa ra để có thêm thu nhập. Bởi mức lương làm thêm ít nhất là bằng 150% nếu làm thêm vào ngày làm việc bình thường.

Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Quy định về tăng ca là gì?

Trả lời: Quy định về tăng ca là các quy tắc và hướng dẫn được thiết lập để quản lý thời gian làm việc ngoài giờ bình thường của người lao động. Tăng ca xảy ra khi người lao động làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường đã quy định, và quy định này bao gồm việc xác định thời gian, phí tăng ca và quyền lợi liên quan.

Câu hỏi 2: Tại sao cần có quy định về tăng ca?

Trả lời: Quy định về tăng ca cần thiết để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động. Việc làm việc ngoài giờ bình thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân của người lao động. Quy định về tăng ca giúp đảm bảo rằng người lao động được trả công xứng đáng cho công việc làm thêm, đồng thời hạn chế việc làm việc quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Câu hỏi 3: Làm thêm giờ có quy định về mức phí tăng ca?

Trả lời: Có, thường thì làm thêm giờ sẽ được tính theo mức phí tăng ca, cao hơn so với tiền công trong thời gian làm việc bình thường. Mức phí tăng ca có thể được quy định dựa trên tỷ lệ tiền lương bình thường hoặc có thể là các quy định cụ thể trong ngành hoặc do quyền lực quản lý công ty quyết định.

Câu hỏi 4: Người lao động có quyền từ chối làm tăng ca không?

Trả lời: Có, người lao động có quyền từ chối làm tăng ca nếu không muốn làm việc ngoài giờ. Tuy nhiên, việc từ chối làm tăng ca có thể phụ thuộc vào quy định của pháp luật lao động trong từng quốc gia và thỏa thuận giữa người lao động và nhà tuyển dụng.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo