Quy định đóng dấu giáp lai ảnh (Cập nhật 2024)

Dấu giáp lai là con dấu dùng để đóng lề trái hoặc phải của tài liệu bằng 2 tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu có thể đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch. Vậy Quy định đóng dấu giáp lai ảnh như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

8fcd30e27f0769b8a1928070d6826241

1. Dấu giáp lai là gì?

Dấu giáp lai là việc đóng dấu lên tất cả các tờ của văn bản đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung hoặc giả mạo văn bản.

2. Mục đích đóng dấu giáp lai

Đóng dấu giáp lai nhằm những mục đích như sau:

– Đóng dấu giáp lai sẽ giúp tránh được việc thay đổi tài liệu được trình hoặc được nộp khi có nhu cầu giao kết hợp đồng hoặc có nhu cầu làm hồ sơ để nộp cho các cơ quan nhà nước.

– Đóng dấu giáp lai sẽ giúp bảo đảm tính khách quan của tài liệu để tránh văn bản bị thay thế hoặc bị làm sai lệch kết quả đã được xác nhận trước đó.

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào liệt kê các loại văn bản nào phải đóng dấu giáp lai. Tuy nhiên, theo Điểm d Khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư quy định: “Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định”.

Như vậy, việc quy định các văn bản nào phải đóng dấu giáp lai sẽ do Bộ trưởng, Thủ trường cơ quan quản lý ngành cụ thể han hành. Ví dụ như Tổng cục Hải quan quy định rõ ràng những loại văn bản phải đóng dấu giáp lai như sau:

– Quyết định giải quyết khiếu nại;

– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Quyết định thanh tra, Quyết định kiểm tra;

– Quyết định miễn thuế hàng hóa xuất nhập khẩu;

– Quyết định ấn định thuế;

– Quyết định kiểm tra sau thông quan;

– Quyết định cử cán bộ đi công tác nước ngoài (để làm hộ chiếu công vụ);

– Thông báo giải quyết khiếu nại, tố cáo;

– Thông báo phạt chậm nộp;

– Kết luận kiểm tra, thanh tra;

– Kết luận xác minh đơn tố cáo;

– Báo cáo kết quả xác minh đơn tố cáo;

– Biên bản làm việc;

– Hợp đồng, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng;

– Biểu mẫu, phụ lục có nội dung liên quan đến số liệu tài chính, kế toán thuế, thống kê tình hình xuất nhập khẩu.

3. Cách đóng dấu giáp lai ảnh thẻ

Việc đóng dấu giáp lai vào ảnh thẻ hay đóng dấu giáp lai vào văn bản đều có tính chất và cách thức đóng dấu giống nhau. Dấu giáp lai trên ảnh thường thấy ở ảnh tại chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân, bằng cấp và các tài liệu khác có dán ảnh. Cách đóng dấu giáp lai chuẩn nhất là con dấu đóng lên khoảng giữa mép phải của văn bản (ảnh) hoặc phụ lục văn bản và mỗi con dấu đóng tối đa trên 05 tờ văn bản.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Quy định đóng dấu giáp lai ảnh do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo