Trên thực tế giao thương, thường coi trọng ngoại tệ mạnh, là những đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh thông dụng nhất thế giới được thừa nhận trong thời gian dài là USD (Đô la Mỹ), EURO (Đồng tiền chung châu Âu), GBP (Bảng Anh), CAD (Đô la Canada), CHF (Phrăng Thụy Sỹ), YJP (Yên Nhật). Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến trình tự và quy định đổi tiền tệ ở ngân hàng.

1. Tiền tệ là gì ?
Tiền tệ (tiếng Anh: Currency) là phương tiện thanh toán dùng để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ, được chấp nhận tại một khu vực nhất định hay giữa một nhóm người cụ thể.
Tiền tệ được phát hành bởi một cơ quan Nhà nước chẳng hạn ngân hàng Trung Ương.
Giá trị của tiền tệ không đến từ vật chất tạo ra nó mà theo nền kinh tế và nhà phát hành nó đại diện.
2. Các loại tiền tệ.
Đã từng có rất nhiều loại tiền tệ xuất hiện xuyên suốt lịch sử nhân loại chúng ta hàng nghìn năm. Tuy nhiên, hiện nay thì tiền tệ chỉ còn tồn tại và được công nhận ở các dạng như sau:
- Tiền xu: Là tiền tệ tồn tại ở dạng đồng kim loại và loại tiền này có giá trị phụ thuộc vào giá trị của vật liệu làm ra chúng. Loại tiền xu rất thuận tiện cho người sử dụng để đếm hay vì phải cân khối lượng nên đã thúc đẩy sự mua bán hàng hóa trong thế giới cổ đại và còn tồn tại đến ngày nay.
- Tiền giấy: Là tiền tệ tồn tại ở dạng tờ giấy được ngân hàng trung ương của mỗi nước phát hành riêng cho quốc gia đó và đây là dạng tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì còn một dạng tiền tệ gọi là tiền mã hóa hay tiền ảo tồn tại dưới dạng phi vật chất như Bitcoin.
3. Bản chất của tiền tệ.
Theo nhà kinh tế học người Mỹ, Paul Samuelson thì “tiền là thứ dầu bôi trơn trong các guồng máy luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng”.
Còn các nhà kinh tế học hiện đại và Milton Friedman nhận định “tiền là phương tiện thanh toán, nó thực hiện được các chức năng làm trung gian trao đổi, là đơn vị tính toán và là tài sản để tích lũy như của cải.
Như vậy, tiền tệ mang bản chất là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác. Nó thể hiện lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
4. Quy định về đổi tiền tệ ở ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành thông báo chỉ có Kho bạc nhà nước, các Chi nhánh thuộc Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng được cấp phép mới được phép thực hiện thu, đổi tiền mới cho các tổ chức, cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước không giao dịch trực tiếp với người dân mà thông qua hệ thống giao dịch của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng uy tín. Khách hàng có thể mang tiền cũ, rách đến phòng giao dịch của các ngân hàng đổi lấy tiền mới với nhiều loại mệnh giá lớn nhỏ khác nhau.
Dịch vụ thu tiền cũ đổi tiền mới ở ngân hàng vào dịp cuối năm, đầu năm không thể được thực hiện đối với những khách hàng chưa từng có bất kỳ giao dịch nào tại ngân hàng.
Điều kiện để đổi tiền cũ sang tiền mới ở ngân hàng bao gồm:
- Khách hàng đã từng thực hiện các giao dịch khác tại ngân hàng trước đây
- Khách hàng là thành viên VIP của ngân hàng
- Khách hàng nằm trong danh sách khách hàng thân thiết, có giao dịch thường xuyên
- Là nhân viên đang làm việc, công tác tại ngân hàng.
5. Trình tự đổi tiền tệ ở ngân hàng.
Thủ tục đổi tiền ở ngân hàng được thực hiện trực tiếp tại phòng giao dịch của ngân hàng gồm các bước sau:
Khách hàng cần chuẩn bị CMND/CCCD và thực hiện theo quy trình hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Khách hàng đi đến chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất của ngân hàng đã lựa chọn để đổi tiền.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân cùng số tiền muốn đổi, số lượng các mệnh giá cần đổi vào mẫu phiếu đổi tiền được ngân hàng cung cấp.
Bước 3: Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành xác minh thông tin khách hàng và lịch sử giao dịch tại ngân hàng.
Bước 4: Sau khi xác minh chính xác thông tin về khách hàng, nhân viên sẽ tiến hành thực hiện giao dịch đổi tiền theo đúng số lượng và mệnh giá khách hàng yêu cầu.
Bước 5: Khách hàng kiểm tra đầy đủ số lượng tiền mới đổi trước khi rời quầy
Bước 6: Ký xác nhận vào biên lai, giữ lại giấy xác nhận để đảm bảo và kết thúc giao dịch
6. Phí đổi tiền tệ ở ngân hàng.
Hiện nay, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước việc đổi tiền mới, tiền lì xì được các ngân hàng thực hiện hoàn toàn miễn phí cho khách hàng như là một chương trình tri ân vào dịp đầu năm mới.
Tuy nhiên lượng tiền mới mà Ngân hàng nhà nước cung ứng cho mỗi đơn vị ngân hàng, tổ chức tài chính là có hạn nên các khách hàng cá nhân bình thường rất khó để tiếp cận nguồn tiền này hơn là các khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng thân thiết hoặc có người thân đang làm việc tại ngân hàng.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “ Trình tự và quy định đổi tiền tệ ở ngân hàng ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận