Quy định đăng ký kết hôn theo luật mới nhất (Cập nhật 2023)

Kết hôn là một vấn đề mà được sự quan tâm của mọi người và đặc biệt là của những người đang có kế hoạch kết hôn. Việc kết hôn không chỉ là hai cá nhân đồng ý mà ngoài ra phải tuân theo các quy định của pháp luật và thủ tục dựa theo luật pháp hiện hành. Như vậy thì quy định đăng ký kết hôn là gì? Quy định đăng ký kết hôn bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về quy định đăng ký kết hôn. Để tìm hiểu hơn về quy định đăng ký kết hôn các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về quy định đăng ký kết hôn nhé.

quy-dinh-dang-ky-ket-hon

Quy định đăng ký kết hôn

1. Kết hôn là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thi kết hôn được định nghĩa như sau:

  • Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Như vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định khá cụ thể về kết hôn là việc một người nam và một người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên nguyên tắc tự nguyện và không có sự ràng buộc, ép buộc nào theo quy định của luật này thì sẽ đáp ứng được các điều kiện để đăng ký kết hôn.

2. Điều kiện kết hôn.

Việc kết hôn cũng phải tuân theo các điều kiện của pháp luật quy định. Pháp luật về vấn đề này là Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại Điều 8 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

3. Đăng ký kết hôn là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại Điều 9 luật này quy định về đăng ký kết hôn như sau:

  • Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
  • Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
  • Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn.

Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Bản sao sổ hộ khẩu;
  • Bản sao Chứng minh nhân dân;
  • Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;

Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.

Về thủ tục đăng ký kết hôn thì được quy định như sau:

  • Thứ nhất, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

  • Thứ hai, đối với thủ tục kết hôn đối với những người có địa chỉ thường trú trên hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác nhưng có mong muốn đăng ký kết hôn tại tỉnh khác thì hoàn toàn có thể thực hiện. Căn cứ Điều 17 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định địa điểm đăng ký như sau:
    • Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Nơi cư trú ở đây được xác định là địa chỉ tạm trú hoặc thường trú. Vì vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại tỉnh đó thì một trong hai bạn phải có tạm trú ở tỉnh đó.

  • Thứ ba, trường hợp đăng ký kết hôn khác tỉnh (ngoài tỉnh). Trường hơp này các bên có thể đăng ký kết hôn khác tỉnh tại quê của chồng/vợ nhưng cần có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch:
    • Khi một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

5. Kết luận quy định đăng ký kết hôn.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về quy định đăng ký kết hôn và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến quy định đăng ký kết hôn. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về quy định đăng ký kết hôn đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về quy định đăng ký kết hôn thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo