Tòa án công lý quốc tế thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở Hiến chương liên hợp quốc và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Cũng chính vì thế Tòa án công lý quốc tế cũng được quy định chi tiết về quy chế và cập nhật liên tục cho đến thời điểm hiện tại. Vậy quy chế của tòa án công lý quốc tế được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Khái quát về Tòa án công lý quốc tế (The International Court of Justice – ICJ) là gì?
Tiền thân của Tòa án Công lý Quốc tế (The International Court of Justice – ICJ) là Tòa án Thường trực Công lý Quốc tế (The Permanent Court of International Justice – PCIJ) – vốn là tòa án của Hội Quốc Liên ra đời vào năm 1922. Tòa PCIJ tồn tại cùng với sự tồn tại của Hội Quốc Liên cho tới khi UN được thành lập và ICJ ra đời thay thế cho PCIJ vào năm 1946.
Tòa án Công lý quốc tế là Tòa án được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án Công lý quốc tế. Hiến chương Liên hợp quốc dành toàn bộ Chương XIV từ Điều 92 đến Điều 96 để quy định những vấn đề cơ bản về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động của Tòa. Quy chế Tòa án Công lý quốc tế gồm 70 điều được coi là một phần phụ lục gắn bó hữu cơ với Hiến chương Liên hợp quốc. Trụ sở của ICJ đặt tại La Hay, Hà Lan.
Tòa án quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc thực hiện ủy quyền trong việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra kết luận tư vấn về vấn đề pháp lí theo yêu cầu của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an hoặc cơ quan khác của Liên hợp quốc.Tòa án quốc tế không phải là cơ quan tư pháp đứng trên các quốc gia để phán xét các vấn đề phát sinh trong đời sống quốc tế. Về chức năng, Tòa án quốc tế được ủy quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và đưa ra kết luận tư vấn về vấn đề pháp lí theo yêu cầu của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an hoặc cơ quan khác của Liên hợp quốc.Các bản kết luận tư vấn của Tòa án quốc tế không mang tính chất bắt buộc thi hành đối với các cơ quan, các tổ chức quốc tế đã yêu cầu Tòa án quốc tế đưa ra các bản kết luận này vì mặt pháp lí, nó chỉ thể hiện ý kiến tập thể của các thẩm phán quốc tế về vấn đề pháp luật đó.
2. Thành phần, cơ cấu tổ chức của Toà án Công lý quốc tế
Tòa án Công lý quốc tế gồm 15 thẩm phán có các quốc tịch khác nhau. Thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế được Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bầu với nhiệm kỳ 9 năm và cứ mỗi năm bầu lại 1/3 số thẩm phán. Tiêu chuẩn để bầu thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế căn cứ vào năng lực cá nhân, tương quan vị trí địa lý và đại diện cho các hệ thống pháp luật trên thế giới. Thẩm phán của tòa không được đảm nhiệm chức vụ chính trị, hành chính hoặc nghề nghiệp nào trong thời gian đương nhiệm. Bên cạnh các thẩm phán, khi phiên tòa mở ra, các bên tranh chấp có thể lựa chọn các thẩm phán ad hoc. Thẩm phán ad hoc là thẩm phán do một hoặc các bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong thành phần của tòa đề cử tham gia Hội đồng xét xử.
Các phụ thẩm có thể được tòa lựa chọn hoặc theo yêu cầu của các bên tranh chấp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nhằm mục đích tranh thủ thêm sự đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động của tòa, nhất là trong các lĩnh vực kỹ thuật. Ban thư ký đảm trách các dịch vụ tư pháp và là bên liên lạc giữa tòa và các bên tranh chấp.
3. Chức năng của Toà án Công lý quốc tế
Tòa án Công lý quốc tế có 2 chức năng chính:
– Chức năng giải quyết tranh chấp: ICJ là cơ quan có chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và các quốc gia không phải thành viên Liên Hợp quốc (thỏa mãn những điều kiện do Đại hội đồng quyết định ). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa được xác định theo 3 phương thức: Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc, Chấp nhận trước quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế, Tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa.
– Chức năng đưa ra kết luận tư vấn: ICJ thực hiện chức năng đưa ra kết luật tư vấn khi Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an Liên hợp quốc yêu cầu, liên quan đến những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan này. Các quốc gia không có quyền yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư vấn về tranh chấp của mình. Các ý kiến tư vấn chỉ mang tính chất khuyến nghị.
4. Thẩm quyền của Toà án Công lý quốc tế
Tòa ICJ có hai thẩm quyền chính: giải quyết tranh chấp và cho ý kiến tư vấn. Ngoài ra Tòa còn có các thẩm quyền phái sinh mang tính thủ tục như thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
4.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Tòa có thẩm quyền áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tất cả các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia nếu các quốc gia đồng ý với thẩm quyền của Tòa. Sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa của tất cả các bên tranh chấp là cơ sở pháp lý duy nhất để Tòa có thể xác lập thẩm quyền của mình đối với một tranh chấp cụ thể. Điều này phù hợp với một trong những nguyên tắc quan trọng của luật pháp quốc tế: không một quốc gia nào bị buộc phải mang tranh chấp của mình với quốc gia khác ra cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết khi không có sự đồng ý của quốc gia đó.
Sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp có thể được thể hiện bằng nhiều cách như được trù định ở khoản 1 – 5 của Điều 36 Quy chế Tòa.
Các quốc gia có thể chấp nhận thẩm quyền của Tòa thông qua việc tham gia vào điều ước quốc tế có quy định phải chấp nhận thẩm quyền của Tòa
Các quốc gia có thể tại bất kỳ thời điểm nào đưa ra tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa (gồm 73 nước trong đó khu vực Đông Nam Á có Campuchia, Philippines và Đông Timor). Phạm vi chấp nhận có thể không giới hạn, vô điều kiện hoặc có thể chấp nhận với điều kiện một hay một số quốc gia nhất định cũng chấp nhận có đi có lại như tế, hoặc giới hạn về nội dung tranh chấp, quốc gia tranh chấp hoặc thời hạn chấp nhận.
Các quốc gia có ký kết thỏa thuận đặc biệt (special agreement) để chấp nhận thẩm quyền của Tòa đối với một tranh chấp cụ thể sau khi tranh chấp phát sinh.
Nói cách khác, thẩm quyền của Tòa có thể xác lập dựa trên quy định của điều ước quốc tế, tuyên bố của các quốc gia và thỏa thuận đặc biệt. Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, sự đồng ý chấp nhận thẩm quyền của Tòa có thể được đưa ra sau khi tuyên bố khởi kiện được đệ trình – trường hợp forum prorogatum.
4.2. Thẩm quyền cho ý kiến tư vấn
Thẩm quyền cho ý kiến tư vấn là thẩm quyền chỉ có ở các toà án thường trực như Toà ICJ và ITLOS mà không có ở các toà trọng tài vụ việc (ad hoc). Cơ sở pháp lý để Tòa ICJ có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn là Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc. Điều 96 quy định Tòa có thể cho ý kiến tư vấn đối với bất kỳ câu hỏi pháp lý nào theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an. Điều 96 quy định các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên trách có thể được Đại hội đồng cho phép đệ trình yêu cầu xin ý kiến tư vấn của Tòa về các câu hỏi pháp lý “phát sinh trong phạm vi hoạt động của các cơ quan này”. Có hai điều kiện để Tòa có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn: cơ quan, tổ chức xin ý kiến có quyền xin ý kiến.
Một điểm cần chú ý là, khác với quyền xin ý kiến tư vấn không hạn chế của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an, các cơ quan khác phải thỏa mãn hai điều kiện tiên quyết: được Đại hội đồng cho phép và câu hỏi phải nằm trong phạm vi hoạt động của cơ quan xin ý kiến tư vấn. Năm 1996 Tòa ICJ đã không cho ý kiến tư vấn theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do câu hỏi mà tổ chức này đưa ra không thuộc phạm vi hoạt động của mình. Mục đích của việc đưa ra ý kiến tư vấn là làm sáng tỏ về mặt pháp lý các vấn đề mà các cơ quan, tổ chức này đang xử lý, qua đó, định hướng được hoạt động của các cơ quan, tổ chức đó.
Một điểm quan trọng cần chú ý là các cơ quan, tổ chức có quyền xin ý kiến tư vấn của Tòa nhưng Tòa cũng có quyền từ chối không cho ý kiến tư vấn. Nhưng trường hợp này rất hạn hữu bởi vì một khi cơ quan, tổ chức đã có quyền xin ý kiến thì với tư cách là cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, Tòa không nên từ chối cho ý kiến tư vấn. Việc từ chối này khác với việc Tòa không có thẩm quyền cho ý kiến tư vấn; vấn đề có hay không có thẩm quyền phục thuộc vào việc yêu cầu xin ý kiến tư vấn có thỏa mãn điều kiện ở Điều 96 hay không. Việc từ chối cho ý kiến tư vấn đang nói ở đây là trường hợp Tòa xét thấy có thẩm quyền nhưng Tòa từ chối thực thi thẩm quyền đó! Việc từ chối này chỉ có thể khi Tòa xét thấy có lý do xác đáng (compelling reasons). Một ví dụ mà Tòa đưa ra là nếu việc đưa ra ý kiến tư vấn vi phạm nguyên tắc rằng không một quốc gia nào có thể bị buộc mang tranh chấp của mình ra giải quyết ở cơ quan tài phán quốc tế mà không có sự đồng ý của quốc gia đó.
4.3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định ở Điều 41 Quy chế Tòa. Điều 41 quy định Tòa sẽ có quyền đưa ra, nếu hoàn cảnh yêu cầu, bất kỳ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào nhằm bảo đảm quyền của bất kỳ bên nào trong tranh chấp. Tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Để có thể ra lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa cần thỏa mãn
- Tòa có thẩm quyền prima facie đối với vụ việc,
- Quyền mà bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm phải ít nhất có cơ sở (at least plausible),
- Có mối liên hệ giữa quyền đó và biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể được yêu cầu áp dụng,
- Thực sự có nguy cơ gây tổn hại không thể khắc phục đối với quyền của bên yêu cầu (risk of irreparable prejudice), và
- Tình huống có tính khẩn cấp (urgency).
5. Quy chế Toà án Công lý quốc tế
Nội dung bài viết:
Bình luận