Nội dung bài viết:
Sau đây là một số quy định về đặc điểm chung của Ban kiểm soát hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
- Ban kiểm soát hoạt động độc lập, kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Thành viên Ban Kiểm soát:
Ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên, đại diện cho hợp tác xã thành viên bằng hình thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên Ban kiểm soát do đại hội thành viên quyết định nhưng không quá 07 người.
Hợp tác xã có từ 30 thành viên trở lên và liên hiệp hợp tác xã có từ 10 thành viên trở lên phải bầu Ban kiểm soát. Đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên, liên hiệp hợp tác xã có dưới 10 hợp tác xã thành viên, việc thành lập ban kiểm soát do điều lệ quy định.
Trưởng ban kiểm soát do đại hội thành viên bầu trực tiếp trong số các thành viên ban kiểm soát; nhiệm kỳ của ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
– Quyền hạn, nhiệm vụ của ban kiểm soát hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định như sau:
Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ;
Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của hội đồng quản trị trước khi trình đại hội thành viên;
Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền;
Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này;
Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và điều lệ.
– Ngoài ra, thành viên ban kiểm soát được hưởng thù lao và được trả các chi phí cần thiết khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và ban kiểm soát được sử dụng con dấu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Nội dung bài viết:
Bình luận