Thông tư là một trong các hình thức văn bản pháp luật do cá nhân, tổ chức có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh một số vấn đề cụ thể. Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lý. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lý. Vậy quân uỷ bộ quốc phòng được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Khái quát về Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng là tên gọi chung cho một phần thuộc Chính phủ trong một quốc gia được chia thành các Bộ, hoặc các phòng, ban, chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc phòng. Một bộ phận như vậy thường gồm tất cả các chi nhánh đơn vị của Quân đội và thường được quản lý bởi một Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Tùy theo mỗi quốc gia, tùy theo thời điểm, cơ quan này có thể mang những tên gọi khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là đảm nhận việc quản lý quân sự và hệ thống quân đội của quốc gia đó.
Bộ Quốc phòng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam, tham mưu cho Nhà nước Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam, Dân quân tự vệ; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ.
Bộ quốc phòng trong tiếng Anh gọi là “Ministry of Defence”.
Cơ cấu tổ chức của Bộ quốc phòng Việt Nam hiện nay gồm:
- Văn phòng Bộ Quốc phòng
- Bộ Tổng Tham mưu
- Tổng cục Chính trị
- Tổng cục Hậu cần: Tổng cục Hậu cần là cơ quan đầu ngành về hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam; có chức năng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y, bảo đảm vận tải… cho quân đội.
- Tổng cục Kỹ thuật: Tổng cục Kỹ thuật là cơ quan đầu ngành kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng tham mưu, bảo đảm kỹ thuật cho quân đội, có các cục chức năng chịu trách nhiệm về bảo đảm kỹ thuật cho các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng.
- Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng chịu trách nhiệm sản xuất vũ khí, trang bị quân dụng cho quân đội và dân quân tự vệ. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng có Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm, Chính ủy và Phó Chính ủy, các cục chức năng, các nhà máy sản xuất vũ khí, khí tài, các trường dạy nghề, các đơn vị trực thuộc.
- Tổng cục Tình báo Quốc phòng: Tổng cục Tình báo quốc phòng là cơ quan tình báo chuyên trách chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam; cơ quan tình báo chuyên trách quân sự của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng.
- Cục đối ngoại: Cục Đối ngoại trực thuộc Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý nhà nước về đối ngoại quốc phòng của quân đội.
- Cục cảnh sát biển: Cục Cảnh sát biển trực thuộc Bộ Quốc phòng là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn, bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Nhà nước Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Quân ủy bộ quốc phòng
Quân ủy Trung ương là cơ quan lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; kế hoạch phòng thủ đất nước; phương hướng và biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; cơ chế lãnh đạo của đảng với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân ủy Trung ương có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các cấp uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về quân sự, quốc phòng. Quân uỷ Trung ương trực tiếp lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện, xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh. Thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, Quân uỷ Trung ương bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Quân ủy Trung ương thực hiện chế độ quyết định tập thể đối với vấn đề lớn như chủ trương, chương trình, kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các biện pháp xây dựng quân đội, quyết định các vấn đề về công tác cán bộ trong quân đội. Quân uỷ Trung ương chỉ đạo Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và thông qua Tổng cục Chính trị chỉ đạo các Đảng bộ và hệ thống chính uỷ, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức.
Để lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt lực lượng vũ trang nhân dân, tháng 1 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Quân ủy. Tên gọi qua các thời kỳ:
- Tháng 1 năm 1946, thành lập Trung ương Quân ủy.
- Tháng 10 năm 1948, bãi bỏ Trung ương Quân ủy. Thành lập Tổng Chính ủy
- Tháng 5 năm 1952, thiết lập lại Tổng Quân ủy
- Tháng 1 năm 1961 đổi tên thành Quân ủy Trung ương
- Ngày 15-12-1982, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07/NQ-TW Về việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện chế độ một người chỉ huy trong quân đội, trong đó quy định: bỏ hệ thống cấp ủy đảng từ Quân ủy Trung ương đến cấp trên cơ sở; thành lập Hội đồng quân sự và Hội đồng chính trị
- Ngày 04-7-1985, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 27/NQ-TW Về việc khôi phục lại hệ thống tổ chức đảng trong toàn quân từ Đảng ủy Quân sự Trung ương đến cơ sở
- Năm 2011, đổi tên thành Quân ủy Trung ương
Ngày 17/6/2021, tại trụ sở Bộ Quốc phòng đã diễn ra Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ nhất khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tại phiên họp, ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư, đã công bố quyết định của Bộ Chính trị, khóa XIII chỉ định các nhân sự tham gia Quân ủy Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 25 người. Tháng 7/2021, Thượng tướng Trần Quang Phương được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội; Tháng 9/2021, Trung tướng Trần Hồng Minh được Bộ Chính trị chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, cả 2 ông lần lượt thôi tham gia Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025.
3. Nội dung của nghị quyết 847 của Quân ủy Trung ương
Nghị quyết số 847-NQ/QUTW, ngày 28/12/2021 của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 847), xác định rõ những đặc trưng cơ bản của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, phải tiếp tục gìn giữ, phát huy; đồng thời, chỉ rõ các biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa cá nhân, cần phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi. Đó là những vấn đề vừa cấp bách trước mắt, vừa thường xuyên, cơ bản lâu dài đối với yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị trong tình hình mới.
Với quyết tâm sớm đưa Nghị quyết vào thực tiễn, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Binh chủng đã mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt, đa dạng, phù hợp theo phân cấp tới 100% cán bộ, đảng viên, quần chúng. Cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức quần chúng các cấp tiến hành rà soát, bổ sung nội dung thực hiện Nghị quyết vào kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, gắn với các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; cuộc vận động của các cấp, ngành, nhất là Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới. Nhờ đó, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; cán bộ, chiến sĩ đoàn kết, thống nhất, có quyết tâm chính trị cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề quân uỷ bộ quốc phòng, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về quân uỷ bộ quốc phòng vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận