Có bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự không?
Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 định nghĩa là nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Đồng thời, khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Theo đó, nghĩa vụ nói chung và nghĩa vụ quân sự nói riêng là việc cá nhân trong độ tuổi phải phục vụ trong quân đội khi được gọi nhập ngũ, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú…
Bên cạnh đó, nghĩa vụ quân sự gồm nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân:
– Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ: Công dân nam trong độ tuổi có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi tại thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.
– Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị: Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ mà chưa phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ; công dân nữ trong độ tuổi có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của quân đội.
Như vậy, có thể thấy, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân nam. Riêng công dân nữ thì thực hiện nghĩa vụ quân sự theo diện tự nguyện và nếu quân đội có nhu cầu.
Quân tư trang bộ đội gồm những gì?
Quân tư trang bộ đội gồm:
– 1 Mũ cứng
– Sao
– 1 Bộ quân phục
– 01 Bộ quần áo thu đông
– 1 Áo bông
– Ba lô
– Bít tất
– 1 Đôi giày vải
– 1 Tấm nilon mưa
– Túi lót balo
– Dây lưng
– Khăn mặt
Các quân tư trang theo quy định sẽ được cấp phát ngày đầu tiên nhập ngũ và được kiểm tra số lượng kỹ lưỡng. Người đã được cấp phát phải sử dụng và bảo quản tốt trong suốt thời gian nhập ngũ.
Quy định về quân trang bộ đội
Điều 9. Trang phục dự lễ mùa đông của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan và học viên đào tạo sĩ quan
1. Mũ kêpi
a) Kiểu mẫu: Mũ có đỉnh hình ô van; cúc chốt mũ của cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân dập nổi hình Quốc huy, của cấp tá, cấp úy dập nổi hình ngôi sao năm cánh; ở giữa cầu mũ phía trước có tán ô dê để đeo quân hiệu, phía trước trên lưỡi trai có dây coóc đông, phía dưới lưỡi trai có hình hai bông lúa.
b) Mầu sắc:
Đỉnh mũ của Lục quân và Bộ đội Biên phòng mầu olive sẫm; Phòng không – Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than.
Thành mũ của Lục quân mầu đỏ; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây; Phòng không – Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than.
Lót thành cầu, bọc lưỡi trai, dây quai mũ mầu đen.
Dây coóc đông, bông lúa mầu vàng.
2. Quần, áo khoác
a) Kiểu mẫu
Áo khoác: Kiểu dài tay, ve chữ V, thân trước có 04 túi ốp nổi, thân sau có sống sau xẻ dưới, vai áo có dây vai đeo cấp hiệu, áo có lót thân và tay. Áo của Hải quân, phía trên bác tay có các đường viền thể hiện cấp bậc.
Quần: Kiểu quần âu dài, có 02 túi chéo, cửa quần mở suốt kéo khóa fecmơtuya.
b) Mầu sắc: Lục quân và Bộ đội Biên phòng màu olive sẫm; Phòng không – Không quân mầu xanh đậm; Hải quân mầu tím than.
3. Áo sơ mi mặc trong: Kiểu áo buông, mặc bỏ trong quần, dài tay, cổ đứng, mầu trắng.
4. Caravat: Kiểu thắt sẵn, cùng mầu áo khoác.
5. Dây lưng: Cốt dây bằng da; Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu nâu, Phòng không – Không quân, Hải quân mầu đen, cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân may ốp hai lớp da, cấp tá, cấp úy bằng da một mặt nhẵn. Khóa dây lưng bằng kim loại mầu vàng có dập nổi ngôi sao năm cánh nội tiếp trong vòng tròn.
6. Giầy da: Mầu đen; cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc Hải quân kiểu giầy mũi trơn, cột dây cố định; cấp tá kiểu mũi có vân ngang, cột dây cố định; cấp úy kiểu mũi có vân ngang, buộc dây.
7. Bít tất: Kiểu dệt ống, cùng mầu với quần.
Các loại quân phục Việt Nam
Trang phục quân đội có mấy loại? Câu trả lời quân phục Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay được thống nhất với 5 loại chính bao gồm:
– Quân phục bộ đội khi dự lễ
– Quân phục bộ đội thường dùng
– Quân phục bộ đội khi huấn luyện – dã ngoại
– Quân phục bộ đội nghiệp vụ
– Quân phục bộ đội đi công tác
Quy định khi mặc quân phục được quy định cụ thể theo Quyết định 32/2005/QĐ-BQP. Quân phục dự lễ của các cấp bậc cao hơn bao gồm sĩ quan, QNCN từ chuẩn úy trở lên sẽ được quy định cụ thể theo mục khác tại điều 4 Quyết định 32.
Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không – Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.

2. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có 01 đường mầu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.
Cấp hiệu của hạ sĩ quan – binh sĩ
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc
b) Nền cấp hiệu mầu be, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không – Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V mầu đỏ. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa. Số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:
Binh nhì: 01 vạch hình chữ V;
Binh nhất: 02 vạch hình chữ V;
Hạ sĩ: 01 vạch ngang;
Trung sĩ: 02 vạch ngang;
Thượng sĩ: 03 vạch ngang.
Cấp hiệu của hạ sĩ quan – binh sĩ Hải quân, khi mặc áo kiểu có yếm
a) Hình dáng: Hình chữ nhật.
b) Nền cấp hiệu mầu tím than, có hình phù hiệu Hải quân.
c) Đường viền cấp hiệu: Không có đường viền.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Vạch ngang mầu vàng. Số lượng vạch:
Binh nhì: 01 vạch ở đầu dưới cấp hiệu;
Binh nhất: 02 vạch cân đối ở hai đầu cấp hiệu;
Hạ sĩ: 01 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Trung sĩ: 02 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Thượng sĩ: 03 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu.
Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu: Lục quân mầu đỏ tươi; Phòng không – Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Mầu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm.
d) Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Quân tư trang bộ đội là gì?
Trả lời: Quân tư trang bộ đội là một ngành trong quân đội chịu trách nhiệm cung cấp và quản lý các dịch vụ hậu cần, vật tư, y tế, thực phẩm, trang thiết bị và các nhu cầu cơ bản khác cho lực lượng vũ trang. Nó đảm bảo rằng các lực lượng quân đội có đủ nguồn lực và trang bị để thực hiện nhiệm vụ.
Câu hỏi 2: Nhiệm vụ của quân tư trang bộ đội là gì?
Trả lời: Nhiệm vụ của quân tư trang bộ đội bao gồm:
-
Cung cấp và duy trì các kho dự trữ vật tư quân sự và hậu cần như đạn dược, nhiên liệu, thực phẩm, y tế, trang phục, vũ khí, v.v...
-
Cung cấp và duy trì hệ thống thông tin và viễn thông để liên lạc và quản lý hoạt động quân sự.
-
Đảm bảo sự chuẩn bị và phục vụ các hoạt động huấn luyện và tác chiến của quân đội.
-
Quản lý và bảo dưỡng các phương tiện, máy móc, vũ khí và trang bị quân sự.
-
Đảm bảo an ninh, đối phó với các mối đe dọa và đảm bảo sự an toàn của lực lượng và cơ sở vật chất.
Câu hỏi 3: Ai là người điều hành quân tư trang bộ đội?
Trả lời: Quân tư trang bộ đội do những chuyên gia quân đội có chuyên môn cao điều hành và quản lý. Đối với mỗi quốc gia, họ có các cơ quan và bộ phận chuyên trách riêng biệt để điều hành các hoạt động quân tư trang.
Câu hỏi 4: Quân tư trang bộ đội có vai trò quan trọng như thế nào trong chiến tranh?
Trả lời: Quân tư trang bộ đội đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến tranh, vì nó cung cấp và duy trì các nguồn lực và trang bị cần thiết để hỗ trợ các hoạt động quân sự. Sự thành công của lực lượng quân đội phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của quân tư trang bộ đội trong cung cấp vũ khí, thực phẩm, y tế, nhiên liệu và các tài nguyên quan trọng khác. Nếu quân tư trang bộ đội hoạt động hiệu quả, các lực lượng quân sự sẽ có đủ khả năng chiến đấu và duy trì sự ổn định trong các chiến trường.
Nội dung bài viết:
Bình luận