Quản trị hành chính công là gì

    1. 1.Khái niệm hành chính công 

       Hành chính công  được hiểu là việc thực hiện các chính sách của nhà nước. Ngày nay, hành chính công bao gồm  trách nhiệm tham gia hoạch định, xây dựng và thực thi các chính sách công thông qua  hoạt động của các cơ quan hành chính ở  cấp chính quyền trung ương và  địa phương.  

       Theo cách hiểu “cổ điển”, hành chính công đơn giản  là việc thực hiện các chính sách của nhà nước đã được quyết định bởi các chính trị gia - những người ra quyết định.  

       

       Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại,  nhiều  quyết  sách công xuất phát từ kinh nghiệm tác nghiệp (của cán bộ hành chính…) trong quá trình thực thi chính sách, thể hiện vai trò chủ động, tích cực của bộ máy hành chính tham gia vào quá trình hoạch định chính sách nói chung. 

        Một cách hiểu rất phổ biến ở Việt Nam về khái niệm hành chính công, đó là các hoạt động thực thi quyền hành pháp, được thực hiện bởi các chủ thể được phép sử dụng quyền lực công để tác động đến các quá trình kinh tế - xã hội, cũng như hành vi của con người nhằm đạt được mục tiêu phục vụ lợi ích chung và bảo vệ lợi ích hợp pháp của  tổ chức, cá nhân.  

       

       

       

      2. Đặc điểm chung 

       Mặc dù một số yếu tố của hành chính công bắt đầu xuất hiện trong lịch sử từ thời kỳ cổ đại, được ghi nhận ở các nhà nước Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã…, nhưng phải đến thế kỷ 19, ngành khoa học hành chính công mới thực sự có những bước phát triển độc lập và nghiên cứu một cách hệ thống trên nền tảng các nền hành chính nhà nước hiện đại (từ thế kỷ 17) như Đức, Pháp, Anh, Mỹ…; Và các hướng nghiên cứu lý thuyết hành chính công chỉ mới “bùng nổ” từ đầu thế kỷ 20, với những đóng góp và ảnh hưởng quan trọng từ nhà xã hội học, kinh tế chính trị học người Đức – Max Weber… 

       

       Có thể có những điểm khác nhau trong nền hành chính của mỗi quốc gia, nhưng hệ thống hành chính ngày nay có một số đặc điểm chung là: 

       

       Thứ nhất, Cấu trúc hành chính thứ bậc quan liêu (dạng hình tháp), phân cấp thứ bậc từ cao xuống thấp, tương ứng với các giới hạn thẩm quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm; 

       

       

       Thứ hai, Được tổ chức chặt chẽ và khoa học trong quản lý hành chính theo sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong từng ngành, lĩnh vực, theo cả chiều ngang và chiều dọc; 

       

       Thứ ba, Các công chức được bổ nhiệm có thời hạn – theo nhiệm kỳ đối với các chức vụ trong hệ thống, trên cơ sở các tiêu chuẩn phù hợp với từng vị trí việc làm, và có sự thăng tiến thứ bậc trong nghề nghiệp, công việc chuyên môn; 

       images?q=tbn:ANd9GcQMOGg8JjfqyOc6E-UHMyvJh3c8FqgIkEKYkw&usqp=CAU

       Thứ tư, Hệ thống hành chính hoạt động theo đúng các trình tự, thủ tục, có sự phân công, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức, cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ, thực thi chính sách, pháp luật hiệu lực, hiệu quả. 

        Xu hướng 

       Trong một thời gian dài, hệ thống hành chính được (giới nghiên cứu quốc tế) coi là cần thiết giữ vai trò trung lập với các nhà chính trị và hoạt động chính trị. Tuy nhiên, ứng dụng thực tế có thể khác rất nhiều, việc hành chính công tham gia, tác động đến quá trình hoạch định chính sách là một xu hướng thay đổi. Và chính quản lý hành chính công hiện nay đang dần thay đổi để có vai trò chủ động quản lý sự thay đổi trong xã hội… 

       

       Cùng với đó, cách tiếp cận chính sách công trong nghiên cứu hành chính công đã góp phần làm rõ hơn vai trò của hệ thống hành chính đối với sự thay đổi chính sách trong quản lý nhà nước hiện đại ngày nay, nhưng cũng làm “mờ” hơn ranh giới giữa hành chính công, chính sách công và chính trị




Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo