Quy trình quản lý quỹ tiền mặt

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BTC quy định chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2017 và bãi bỏ Quyết định số 61/2002/QĐ-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.

 

Thông tư 33/2017/TT-BTC quy định cụ thể về trách nhiệm của các thành viên trong Ban Quản lý kho tiền, gồm:

 

1. Trưởng ban Quản lý kho tiền:

- Tổ chức quản lý, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản khác trong kho tiền.

- Trang bị phương tiện và thiết bị đảm bảo an toàn kho quỹ.

- Áp dụng biện pháp chống mất mát, đề phòng các nguy cơ như trộm cướp, cháy nổ, lụt bão, ẩm mốc, mối mọt, chuột, gián và nguyên nhân khác.

- Quản lý và sử dụng chìa khoá mở cửa kho tiền.

- Giám sát xuất nhập, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý trong kho tiền.

- Tham gia kiểm quỹ, kiểm kê kho tiền.

- Xác định nguyên nhân thừa, thiếu tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý trong kho quỹ.

 

2. Kế toán trưởng:

- Quản lý, giám sát xuất nhập tiền mặt, giấy tờ có giá và tài sản quý trong kho tiền.

- Tổ chức hạch toán kế toán tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý theo chế độ kế toán Kho bạc Nhà nước.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc mở và ghi chép sổ sách kho quỹ.

- Quản lý và sử dụng chìa khoá mở cửa kho tiền.

- Tham gia kiểm quỹ, kiểm kê kho tiền.

- Kiểm tra, đối chiếu số liệu kiểm kê với số liệu trên sổ kế toán và sổ kho quỹ.

- Kiểm soát việc tuân thủ quy định về quản lý an toàn kho quỹ.

Sổ quỹ tiền mặt là gì? Cách quản lý sổ quỹ hiệu quả nhất

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo