Sự phát triển của kinh tế văn hóa xã hội đạt được nhiều thành tựu đem lại cuộc sống mọi người ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ các thành viên trong xã hội gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập và phát triển. Họ cần sự trợ giúp của những cá nhân và các tổ chức xã hội. Vậy Quản lý ca trong công tác xã hội là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Ngành Công tác xã hội là gì?
Những năm trước đây, khái niệm về ngành Công tác xã hội ở Việt Nam còn khá lạ lẫm mặc dù đây là 1 ngành nghề có lịch sử phát triển rất lâu đời ở các nước phát triển như châu Âu, Mỹ, …. Tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây, Công tác xã hội được nhắc đến như 1 nghề quan trọng, có đóng góp sâu sắc vào sự phát triển của nền tảng xã hội ở nước ta và mở ra triển vọng mới cho ngành CTXH. Vậy, Công tác xã hội là gì ?
Về khái niệm, Công tác xã hội là 1 nghề có vai trò giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh đặc biệt, gặp khó khăn và khó hòa nhập với cộng đồng, ví dụ: người khuyết tật, người già, người nghèo, người có bệnh nan y, những người không có khả năng tự chăm sóc … Ngành Công tác xã hội ra đời với sứ mạng hàn gắn những rạn nứt của xã hội trong quá trình phát triển, giảm thiểu sự bất bình đẳng xã hội và hướng đến sự phát triển bền vững, nhân văn và nhân ái.
Về cơ bản, nghề Công tác xã hội có vai trò cung cấp dịch vụ cho người dân, người làm trong ngành Công tác xã hội là người phụng sự xã hội, phục vụ những người cần giúp đỡ, che chở và hỗ trợ… Chính vì vậy, nhân viên ngành Công tác xã hội cần được đào tạo chuyên sâu về kiến thức xã hội, chuyên môn chăm sóc và đặc biệt là kỹ năng mềm. Kiến thức xã hội giúp nhân viên Công tác xã hội thấu hiểu được cuộc sống, hoàn cảnh của người cần chăm sóc, kiến thức chuyên môn giúp họ năm bắt được tâm lý, sức khỏe và hỗ trợ tối đa cho người đó, và quan trọng hơn nữa là kỹ năng mềm giúp họ có thể đồng cảm, tiếp cận và hỗ trợ lâu dài cho người đó. Ví dụ: một cán bộ Công tác xã hội cần tiếp cận một người tổn thương tâm lý và có ý định tự vẫn. Lúc này cán bộ Công tác xã hội cần có kỹ năng giao tiếp tốt, cộng với kiến thức xã hội để có thể thấu hiểu, đồng cảm từ đó tiếp cận và giúp đỡ họ. Sau đó mới sử dụng kiến thức chuyên môn để tham vấn và phối hợp điều trị tâm lý cho người đó. Tất nhiên sau đó là cả 1 quá trình hỗ trợ kéo dài để hồi phục tâm lý dần dần, giúp người đó vượt qua khủng hoảng tiến tới tái hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Ngành Công tác xã hội cũng đòi hỏi những chuyên gia không những có kiến thức chuyên ngành mà quan trọng hơn cả là đạo đức nghề nghiệp bởi các đối tượng cần chăm sóc là những người đặc biệt, và thường ít có khả năng hoặc hạn chế khả năng bảo vệ bản thân.
Có thể nói, đã đến lúc chúng ta bắt kịp đà phát triển của các nước tiên tiến, vì vậy ngành Công tác xã hội cần được đầu tư và đẩy mạnh phát triển, điều này sẽ góp phần kiến tạo một xã hội cân bằng, nhân ái với những giá trị nền tảng bền vững. Theo đó, nghề Công tác xã hội sẽ dần định hình là 1 ngành nghề chuyên nghiệp, và những cán bộ CTXH sẽ là những chuyên gia đại diện cho lòng nhân ái.
2. Ngành Công tác xã hội học những gì ?
Sinh viên Ngành Công tác xã hội sẽ được đào tạo những nhóm chuyên ngành căn bản sau để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường làm việc:
- Tâm lý học
- Xã hội học
- Chính sách xã hội
- Tham vấn tâm lý
- Tổ chức và phát triển cộng đồng
- Nhóm các môn Công tác xã hội
- Cơ sở văn hóa Việt nam
- Giáo dục kỹ năng sống
- Đô thị hóa và các vấn đề CTXH
- Giới và phát triển giới
Giáo trình đào tạo ngành Công tác xã hội là hệ thống kiến thức được đúc kết từ nghiên cứu chuyên sâu của đội ngũ giảng viên có thâm niên và kiến thức thực tế, kết hợp với sự cố vấn từ các chuyên gia và lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành. Chính vì vậy giáo trình đào tạo Công tác xã hội có tính khái quát cao, vừa tập trung bám sát đặc thù công việc của từng ngành nghề, giúp cho sinh viên có sự tự tin và năng lực thực sự đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường kinh tế, xã hội
Với tôn chỉ “Nói không với Thất nghiệp”, Nhà trường luôn hướng tới khả năng làm việc thực tế của sinh viên và lấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp làm thước đo của chất lượng đào tạo.
3. Thực trạng ngành Công tác xã hội (CTXH) hiện nay
Ngành Công tác xã hội là 1 ngành học mới ở Việt Nam với tuổi đời còn non trẻ, tuy nhiên với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, sinh viên học ngành này ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, cả trong nước lẫn ngoài nước; cả ở các cơ sở tư nhân lẫn các cơ quan nhà nước.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội khi ra trường có thể làm việc tại:
- Hệ thống cơ quan nhà nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội từ TW đến địa phương
- Các cơ sở tư nhân cung cấp các dịch vụ xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội …
- Làm việc độc lập với vai trò là chuyên viên CTXH, kiểm huẩn viên, nhà nghiên cứu độc lập, cán bộ hoạch định chính sách xã hội…
Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề CTXH. Nghề Công tác xã hội ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội. Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng trên thị trường lao động.
4. Quản lý ca trong công tác xã hội là gì?
Quản lý ca là một quá trình hợp tác trong việc đánh giá, lập kế hoạch, điều phối và biện hộ cho những quyền lựa chọn và các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sức khoẻ của cá nhân thông qua việc giao tiếp và sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy những kết quả có chất lượng cao và hiệu quả về mặt chi phí (CMSA 2009).
Phương pháp quản lý ca chứa đựng các khái niệm, kỹ năng, lý thuyết, kỹ thuật và thực hành vể công tác xã hội đã được thiết lập. Đây là một phương pháp được vận dụng rộng rãi trong nhiều các dịch vụ liên quan đến con người và lĩnh vực sức khoẻ. Nó là một khía cạnh không thể thiếu của công tác xã hội thực hành, nó yêu cầu người hành nghề phát triển các kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng hiệu quả và có những phản hồi phù hợp đáp ứng nhưng nhu cầu của thân chủ. Các nhu cầu này thường mang tính đặc thù, đa dạng và phức tạp; nó yêu cầu thân chủ tiếp cận đến nhiều các đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Như đã bàn thảo ở trên, để việc cung cấp các dịch vụ được hữu hiệu nó cần phải được định hướng dựa trên sự quan tâm, nhu cầu và những ước muốn của thân chủ, và bởi vậy nó được gọi là “lấy thân chủ làm trung tâm”. Điều này là tối quan trọng khi định hướng và xây dựng kế hoạch chăm sóc. Kế hoạch phải được tập trung và “dẫn dắt bởi nhu cầu”, quan trọng hơn, người hưởng lợi của kế hoạch chăm sóc như thân chủ sẽ phải cảm nhận được mình là chủ của bản kế hoạch chăm sóc cho chính họ. Bởi vậy, kế hoạch được lập với sự “lựa chọn” tham gia của thân chủ, từ đó tăng các cơ hội và khả năng thành công trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ.
Xét cho cùng thì một phương pháp mang tính hợp tác và đối tác là bắt buộc để đánh giá và chia sẻ vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với việc cung cấp ddịch vụ liên quan đến chăm sóc xã hội. Nếu chúng ta kiểm chứng định nghĩa CBR (UNESCO 1994) thì thấy rằng phương pháp quản lý ca là thích hợp, liên quan và rất phù hợp để quản lý và điều phối việc cung cấp các dịch vụ CBR cho người khuyết tật.
“ Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (CBR) là một chiến lược nằm trong phát triển cộng đồng vì sự phục hồi, cân bằng các cơ hội, và sự hoà nhập xã hội của tất cả người khuyết tật. CBR được triển khai thông qua sự kết hợp các nỗ lực của bản thân người khuyết tật, gia đình và cộng đồng của họ, và các dịch vụ thích hợp liên quan đến sức khoẻ, giáo dục, nghề nghiệp và xã hội” (UNESCO 1994)
Thường thì trong các giai đoạn đầu của quản lý ca, nhân viên xã hội sẽ đảm nhiệm vai trò dẫn dắt trong giai đoạn đánh giá ban đầu. Điều thiết yếu là thân chủ có cơ hội “tham gia đầy đủ và có ý nghĩa” bởi vì các vấn đề thường phức tạp và xuất hiện trong những hoàn cảnh xã hội khác nhau. Thân chủ thường biết và hiểu các vấn đề này tốt hơn bất kỳ ai. Bởi vậy;
“ Việc đánh giá yêu cầu kiến thức rộng mang tính hệ thống về môi trường sống của người sử dụng dịch vụ và các hệ thống rộng hơn ảnh hưởng đến nó”(Parker & Bradeley 2007).
Trên đây là Quản lý ca trong công tác xã hội là gì? mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận