Quan hệ nhân thân trong Luật Hôn nhân gia đình?

Ở Việt Nam, gia đình luôn luôn được khẳng định là phần không thể thiếu của xã hội và còn được ví như tế bào của xã hội. Do vậy, dù ở bất cứ giai đoạn phát triển xã hội nào, bất cứ chế độ xã hội nào thì gia đình luôn được Nhà nước quan tâm, tác động bằng chính sách, điều chỉnh bằng pháp luật. Đặc biệt là quan hệ nhân thân trong hôn nhân gia đình. Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ cung cấp thông tin về Quan hệ nhân thân trong Luật Hôn nhân gia đình? Mời các bạn tham khảo.

Quan Hệ Nhân Thân Trong Luật Hôn Nhân Gia đình
Quan Hệ Nhân Thân Trong Luật Hôn Nhân Gia đình

1. Quan hệ nhân thân trong Luật Hôn nhân gia đình là gì?

Quan hệ nhân thân là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các văn bản luật. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào đưa ra quy định cụ thể về quan hệ nhân thân.

Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ có quy định về quyền nhân thân tại khoản 1 Điều 25 như sau: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Tại khoản 4 Điều 68 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng đề cập đến quan hệ nhân thân như sau: “Mọi thỏa thuận của cha mẹ, con liên quan đến quan hệ nhân thân, tài sản không được làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự…”.

Như vậy, có thể hiểu quan hệ nhân thân là các quan hệ giữa cá nhân với người khác như: Cha, mẹ, anh, chị, em... Theo đó các quan hệ nhân thân sẽ phát sinh quyền nhân thân và quyền này không thể chuyển giao cho người khác.

Tóm lại, quan hệ nhân thân là những quan hệ liên quan đến giá trị nhân thân của một người, có thể là quan hệ nuôi dưỡng hoặc ruột thịt và được phân biệt với quan hệ tài sản.

Quan hệ nhân thân sẽ gồm 02 loại:

- Quan hệ nhân thân gắn với tài sản, ví dụ: Quyền tác giả, quyền sáng chế,...

- Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: Họ tên, quốc tịch, tính mạng, uy tín, danh dự,...

2. Đặc điểm của quan hệ nhân thân

Các quyền nhân thân được nhiều ngành luật điều chỉnh. Luật hành chính quy định về trình tự, thủ tục để xác định các quyền nhân thân: phong các danh hiệu cao quý của Nhà nước; tặng thưởng các loại huân, huy chương; công nhận các chức danh… Luật hình sự bảo vệ các giá trị nhân thân bằng cách quy định: những hành vi nào khi xâm phạm đến những giá trị nhân thân nào được coi là tội phạm (như các tội: Vu khống, làm nhục người khác, làm hàng giả…). Một trong những yếu tố thể hiện sự khác nhau trong quan hệ nhân thân do từng ngành luật điều chỉnh đó chính là đặc điểm của quan hệ nhân thân đó.

Quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh có những đặc điểm nỗi bật đó là:

Thứ nhất, quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh luôn luôn liên quan đến một lợi ích tinh thần. Lợi ích tinh thần có thể là những giá trị tinh thần được pháp luật ghi nhận và mọi người tôn trọng như danh dự, nhân phẩm, uy tín… Nhưng lợi ích tinh thần đó cũng có thể là kết quả của hoạt động lao động sáng tạo của con người (các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, cây trồng). Lợi ích tinh thần là yếu tố chi phối quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh – để phân biệt với quan hệ tài sản, luôn liên quan đến tài sản.

– Thứ hai, quan hệ nhân thân không xác định được bằng tiền – Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, lợi ích tinh thần của cá nhân có thể do pháp luật quy định cho cá nhân, có thể do cá nhân có được liên quan đến hoạt động sáng tạo tinh thần, tuy nhiên các lợi ích tinh thần đó không thể định giá thành tiền hay nói cách khác về mặt pháp lí quan hệ nhân thân mang tính chất phi tài sản.

– Thứ ba, các lợi ích tinh thần luôn gắn liền với chủ thể. Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác. Các quyền dân sự nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định. Do vậy, về mặt nguyên tắc, cá nhân không thể dịch chuyển quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy định thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ: Theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 738 Bộ luật dân sự năm  2005 thì quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được coi là quyền nhân thân thuộc quyền tác giả. Tuy nhiên, quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của tác giả có thể được chuyển giao cho người khác khi đảm bảo các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định (khoản 1, Điều 742 – Chuyển giao quyền tác giả). Mặc dù vậy thì vẫn có những yếu tố gắn liền với chủ thể mà không thể thay đổi được.

Thứ tư, các lợi ích tinh thần không thể bị hạn chế hoặc tước bỏ, trừ trường hợp pháp luật quy định. Mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.

3. Quy định pháp luật hôn nhân gia đình về quan hệ nhân thân

Dựa vào Điều luật 39 của Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về việc cá nhân có nhiều quyền nhân thân khác nhau trong hôn nhân và trong đời sống gia đình của mình và được pháp luật chấp thuận và ghi nhân. Trong đó thì đối với quan hệ hôn nhân, cá nhân có quyền kết hôn và quyền ly hôn theo như luật định khi cá nhân đáp ứng đủ điều kiện kết hôn thì sẽ được nhà nước chấp thuận cho 2 cá nhân xác lập quan hệ vợ chồng, còn khi 2 cá nhân này không còn có quan hệ tình cảm bị rạn nứt và không thể chung sống hòa thuận thì nhà nước cũng sẽ chấp thuận cho 2 cá nhân này thực hiện quyền ly hôn của mình. Trong đời sống gia đình, cá nhân có quyền bình đẳng của vợ chồng giữa các quan hệ về tài sản, không chỉ có vậy mà các bên còn có quyền và nghĩa vụ bình đảng như nhau; quyền xác định cha, mẹ, con; quyền nuôi con nuôi…

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản khác được ban hành hướng dẫn về quyền nhân thân quy định chi tiết từng quyền nhân thân, tại Điều luật này pháp luật đã quy định một cách chỉ xác định cụ thể tên gọi của các quyền nhân thân, còn nội dung quyền cũng như việc thực hiện quyền được xác định theo Luật hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan.

Thứ nhất, cá nhân được pháp luật quy định là có quyền kết hôn là một trong những các quyền và được nhắc đến đầu tiên trong luật định. Theo đó thì, quyền kết hôn là quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật thừa nhận, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Căn cứ việc kết hôn phải dựa theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện  về độ tuổi của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; nam nữ kết hôn phải có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự; và điều kiện quan trong để nhà nước ghi nhận việc kết hôn này là hợp pháp khi việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình.

Bên cạnh đó, thì điều đặc biệt được quy định tại đây là việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý và quyền kết hôn của năm nữ đủ tuổi và đáp ứng được các điêu kiện nêu ở trên được xác định là không được nhà nước xác lập về quyền kết hôn này. Tuy nhiên, hiện nay nước ta thể hiện trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không cấm những trường hợp này yêu đương là không vi phạm các quy định của pháp luật.

Thứ hai, khi vợ chồng sống với nhau không hòa thuận và có yêu cầu ly hôn thì việc này được xác định theo quy định tại Điều 39 Bộ luật này là quyền lý hôn. Do đó, quyền ly hôn được nhân biết khi vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Bên cạnh đó thì theo như quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình thì quyền yêu cầu ly hôn là quyền nhân thân của vợ, chồng, chỉ với tư cách là vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn.

Ngoài ra thì tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định bổ sung thêm chủ thể khác ngoài vợ chồng có ó quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, thì pháp luật này có quy định thêm cha, mẹ, người thân thích khác (cũng) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Quy định thêm các chủ thể khác ngoài vợ chồng có ó quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội và với mục đích nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của vợ, chồng là người mất năng lực hành vi dân sự và là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra.

Pháp luật Hôn nhân và gia đình luôn thừa nhận và bảo hộ quyền ly hôn của vợ và chồng dựa trên các điều luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, quyền ly hôn của vợ, chồng cũng bị hạn chế theo quy định tại Luật này tại khoản 3 Điều 51, trong một số trường hợp cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi cho người vợ và người con sơ sinh: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Thứ ba, cá nhân sau khi kết hôn và sống với nhau trên danh nghĩa vơ chồng và quan hệ này trong gia đình thì vợ chồng đều có quyền bình đẳng và quyền này của vợ chồng được ghi nhận tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan”.

Ngoài ra thì căn cứ dựa theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhân từ điều 17 đến Điều 50 đã quy định về nguyên tắc vợ chồng bình đẳng là một trong các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình. Bởi vì, nội dung của nguyên tắc này bảo đảm quyền bình đẳng của vợ chồng trong các quan hệ nhân thân và tài sản. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của vợ chồng luôn gắn liền và được thực hiện tương ứng giữa vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân, không thể chuyển giao cho người khác và không thể thực hiện bằng nghĩa vụ khác.

Trong đó, tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ và thực hiện các công việc trong gia đình. Bên cạnh đó thì vợ chông có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng.

Thứ tư, cá nhân được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được quy định là có quyền xác định cha, mẹ, con đây được xác định là một trong những phần của quyền nhân thân. Quyền này được quy định cụ thể tại Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ khi đó con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết và con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha; song song với quyền con có quyền nhận cha mẹ thì tại Điều 91 Luật này quy định về quyền nhận con khi đó cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết; Bên cạnh đó thì trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Thứ năm, pháp luật đã quy định về quyền được nhận làm con nuôi và quyền nuôi con nuôi để đảm bảo quyền của người được nhật nuôi và người nhận nuôi, quyền này được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010 cụ thể: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, trong quá trình các cá nhân thực hiện quyền này trên thực tế phải tuân theo các điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Nuôi con nuôi quy định. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của bên được nhân nuôi, bên nhân nuôi thì Luật nuôi con nuôi cũng quy định các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi, thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế, hệ quả của việc nuôi con nuôi và những căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi. Ngoài ra thì theo như quy định tại Luật nuôi con nuôi này đã quy định cụ thể các quyền nhân thân giữa các thành viên gia đình, bao gồm các quyền nhân thân trong mối quan hệ giữa vợ và chồng (từ Điều 17 đến Điều 27); giữa cha mẹ và con (từ Điều 68 đến Điều 87; giữa anh, chị, em với nhau (Điều 105); giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu (Điều 104); quyền và nghĩa vụ giữa cô, dì, cậu, chú, bác ruột và cháu ruột (Điều 106); quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác trong gia đình (Điều 103).

Trên đây là tất cả thông tin về Quan hệ nhân thân trong Luật Hôn nhân gia đình? mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo