Các phương thức chuyển nhượng cổ phần là gì?

Công ty cổ phần là loại hình có cấu trúc vốn linh hoạt với nguyên tắc tự do chuyển nhượng cổ phần. Nguyên tắc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty cổ phần huy động vốn cũng như dịch chuyển vốn từ cổ đông này sang cổ đông khác hoặc chủ thể khác. Để giải đáp các thắc mắc liên quan, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Các phương thức chuyển nhượng cổ phần là gì? của ACC.

1. Cổ phần là gì?

Cổ phần là yếu tố quyết định bản chất của công ty cổ phần và tạo nên sự linh hoạt trong cấu trúc của loại hình công ty này. Theo quy định tại điều 111, Luật doanh nghiệp 2020 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần là các cổ đông.

Cổ phần được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại xác lập các loại quyền khác nhau cho chủ sở hữu. Dưới đây là các loại cổ phần theo quy định hiện hành:

– Cổ phần phổ thông.

Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phiếu phổ thông. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông chính là cổ đông phổ thông.

– Cổ phần ưu đãi cổ tức.

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức ở mức cao hơn so với cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm.

– Cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết.

Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác.

– Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

Quyền hạn của các cổ đông sở hữu từng loại cổ phần được quy định cụ thể, rõ ràng tại Luật doanh nghiệp 2020.Các cổ đông sở hữu mỗi cổ phần cùng loại có quyền và lợi ích ngang nhau.

Tại điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần, nêu rõ trong công ty cổ phần, cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp tại khoản 3 điều 120 và khoản 1 điều 127.

2. Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được hiểu là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của mình cho người khác và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần.

3. Đặc điểm chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần có các đặc điểm riêng biệt giúp chúng ta phân biệt chúng với các hoạt động khác như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản,…

– Chuyển nhượng cổ phần làm dịch chuyển quyền sở hữu từ cổ đông này sang cổ đông khác hoặc các tổ chức, cá nhân không phải cổ đông của công ty.

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện thông qua các hình thức giao dịch khác nhau như mua bán, thừa kế, tặng cho,…Khi cổ đông chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sẽ xóa bỏ quyền sở hữu và tư cách cổ đông trong công ty cổ phần.Bên cạnh đó xác lập tư cách cổ đông của tổ chức, cá nhân khác.

– Chuyển nhượng cổ phần không làm thay đổi vốn điều lệ của CTCP trên thực tế.

Việc chuyển nhượng cổ phần làm thay đổi cơ cấu cổ đông và cấu trúc vốn của công ty cổ phần.Tuy nhiên, không làm tăng hoặc giảm số lượng cổ phần của công ty đó.Như vậy, vốn điều lệ, quy mô doanh nghiệp không có sự thay đổi hay ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về cơ cấu cổ đông có thể có những thay đổi tích cực đối với chiến lược và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Bởi, chuyển nhượng cổ phần có thể dẫn đến tăng hoặc giảm số lượng cổ đông và thay đổi về cả phiếu biểu quyết của mỗi cổ đông, từ đó thay đổi sự tác động của họ đối với các vấn đề quan trong của công ty.

– Chuyển nhượng cổ phần có thể phát sinh lợi nhuận.

Các chủ thể có trong quan hệ chuyển nhượng cổ phần có thể thực hiện chuyển nhượng thông qua nhiều hình thức khác nhau như mua bán, thừa kế, tặng cho,…Trong khi đó, không phải mọi hình thức đều có thể phát sinh lợi nhuận, chẳng hạn như chuyển nhượng thông qua thừa kế hoặc tặng cho.

Khi chuyển nhượng bằng hình thức mua bán có thể đem đến những lợi nhuận nhất định. Giá trị cổ phần có thể tăng lên hoặc giảm xuống phụ thuộc vào thực trạng hoạt động sản xuất của công ty. Dựa vào sự am hiểu thị trường, cổ đông có thể bán ra hoặc mua vào số lượng cổ phần nhất định để tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về giá cổ phiếu.

– Chuyển nhượng cổ phần cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng mà Điều lệ công ty và pháp luật quy định.

Để đi vào hoạt động ổn đinh và phát triển kinh doanh, công ty cổ phần cần có sự ổn định về mặt tổ chức. Do đó, pháp luật quy định các điều kiện chuyển nhượng trong một số trường hợp. Nhìn chung, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng trừ các trường hợp hạn chế sau:

1/ Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ các trường hợp sau:

+ Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

+ Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

2/ Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Ngoài ra chuyển nhượng cổ phần cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế và trình tự, thủ tục chuyển nhượng.

4. Phương thức chuyển nhượng cổ phần

Khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cổ phần có thể được chuyển nhượng dưới hai hình thức là: Chuyển nhượng trực tiếp thông qua Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc Chuyển nhượng gián tiếp thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Phương thức chuyển nhượng cổ phần thông qua Hợp đồng chuyển nhượng: Từ quy định trên, để chuyển nhượng cổ phần theo phương thức này, hình thức bắt buộc của giao dịch là lập hợp đồng. Việc giao dịch này có thể coi là một giao dịch dân sự có nội dung mua - bán cổ phần. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có thể bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.

Phương thức chuyển nhượng cổ phần thông qua Giao dịch trên thị trường chứng khoán: Việc chuyển nhượng cổ phần này tuân theo quy định của Luật Chứng khoán. Theo đó, người muốn chuyển nhượng cổ phần thông qua đơn vị phát hành chứng khoán, đăng ký với Uỷ ban chứng khoán nhà nước để chào bán cổ phần ra thị trường.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng cổ phần còn có thể thực hiện thông qua các hình thức như: Bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án; thông qua thủ tục Khai nhận di sản thừa kế là cổ phần hoặc Hợp đồng tặng cho cổ phần.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (452 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo