Phí bảo hiểm công trình

1.Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

Công trình hạ tầng kỹ thuật là các cơ sở hạ tầng dành cho dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác… Ở Việt Nam, chúng còn có tên gọi thông dụng là cơ sở hạ tầng hoặc tên gọi dân dã là điện, đường, trường, trạm. Các công trình này thường do các tập đoàn của chính phủ hoặc của tư nhân, thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu công.

 

Công trình hạ tầng kỹ thuật là bao gồm tất cả những cơ sở hạ tầng được dựng nên, tạo ra nhằm phục vụ các dịch vụ công cộng, nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của người dân.

 

Điện ở đây chính là điện để thắp sáng, là điện mà chúng ta vẫn sử dụng để sinh hoạt hàng ngày. Đường là hệ thống cầu, đường, bao hàm luôn những con đường quen thuộc mà ta vẫn đi qua đi lại hàng ngày. Trường là các trường học công lập, dân lập từ mầm non tới đại học trên cả nước. Trạm là trạm y tế, trạm xá ở phường xã cho đến bệnh viện thành phố, bệnh viện tỉnh. Đó chính là những thứ ta vẫn gộp chung lại gọi là cơ sở hạ tầng.

 

2.Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm những gì?

Thông thường, ở hầu hết các nước trên thế giới, công trình hạ tầng kỹ thuật hay cơ sở hạ tầng đều được xây dựng theo một hệ thống hoàn chỉnh. Tại Việt Nam, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ bao gồm một vài hệ thống cơ bản sau đây:

 

Hệ thống đèn điện chiếu sáng, sinh hoạt đủ đầy từ đất liền tới biển đảo.

Hệ thống xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

Hệ thống phân phối khí đốt

Hệ thống đường xá, cầu cống, giao thông công cộng

Hệ thống lọc, phân phối nước sinh hoạt tới từng hộ dân.

Hệ thống đường sá, bao gồm cả đường thu phí

Hệ thống thông tin liên lạc như truyền hình cáp, điện thoại, mạng internet phủ sóng,…

Hiện nay, các hệ thống trên ở Việt Nam đang ngày được cải thiện và từng bước hoàn thiện. Khi quy hoạch và nâng cấp các cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, Nhà nước sẽ phân chia ra làm hai loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính. Đó là hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn.

 

Chi phí bảo hiểm công trình hạ tầng kỹ thuật

Chi phí bảo hiểm công trình hạ tầng kỹ thuật

Chi phí bảo hiểm công trình hạ tầng kỹ thuật

Bảo hiểm công trình xây dựng được tính phí như sau:

 

Phí bảo hiểm = Giá trị công trình * Tỷ lệ phí bảo hiểm.

 

Trong đó Tỷ lệ phí bảo hiểm công trình xây dựng là mức phần trăm do bộ tài chính quy định và được ghi rõ trong phụ lục 7 của Thông tư số 329/2016/TT-BTC.

 

Tỷ lệ phí này phụ thuộc vào tỷ lệ rủi ro của công trình sau khi được cán bộ của công ty bảo hiểm khảo sát.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP bảo hiểm công trình xây dựng là loại bảo hiểm bắt buộc phải mua trong quá trình thi công công trình. Các công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình gồm:

 

– Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng

 

– Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

 

– Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan

 

Như vậy, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu, gói thầu bảo hiểm công trình đã được phê duyệt, tức là công trình thuộc bên bạn thuộc công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm công trình nên bắt buộc phải thực hiện. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của công trình xây dựng phát sinh từ mọi rủi ro, trừ các tổn thất: 

 

– Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;

 

– Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;

 

– Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;

 

– Tổn thất mang tính thảm họa;

phí bảo hiểm công trình

phí bảo hiểm công trình

 

– Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

 

Bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng

Thông tư 50/2022/TT-BTC quy định rõ về bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng. Theo đó, đối tượng bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng là công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 20/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP.

 

Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm bắt buộc công trình trong thời gian xây dựng theo quy định trên là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành, bao gồm toàn bộ vật liệu, chi phí nhân công, thiết bị lắp đặt vào công trình, cước phí vận chuyển, các loại thuế, phí khác và các hạng mục khác do chủ đầu tư hoặc nhà thầu cung cấp. 



Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo