Phỉ báng khác với vu khống như thế nào? Có vi phạm pháp luật?

1. Hành vi phỉ báng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm có vi phạm luật không?

Hành vi đe dọa, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Căn cứ vào Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự phòng cháy chữa cháy hành vi của dì của bạn sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác".

Quy định trong Bộ Luật hình sự năm 2015 như sau:

"Điều 133. Tội đe dọa giết người

  1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  3. a) Đối với 02 người trở lên;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
  6. d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác".

Dấu hiệu của hành vi đe dọa giết người là làm cho người bị hại tin rằng hành vi sẽ được xảy ra trên thực tế, nội dung của việc đe dọa là xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người khác. Để đánh giá người bị đe dọa có ở trong trạng thái lo lắng, tin rằng hành vi đe dọa sẽ xảy ra trên thực tế hay không thì phải xem xét một cách khách quan về hoàn cảnh xung quanh như: thời gian, địa điểm, lý do tiến hành đe dọa, nguyên nhân xảy ra vụ việc. Thông thường, trong hoàn cảnh cụ thể, ai cũng sẽ có tâm lý lo lắng là sự đe dọa giết người sẽ được thực hiện, thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ. Nếu cùng có hành vi đe doạ, còn có hành vi chuẩn bị khác như lên kế hoạch, chuẩn bị hung khí vũ khí, thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị giết người.

tội vu khống người khác

tội vu khống người khác

 

2. Xúc phạm danh dự và vu cho người khác trộm cắp tài sản?

2.1 Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

"Điều 156. Tội vu khống

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
  2. a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  3. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.......". 

2.2 Yêu cầu bồi thường về danh dự, nhân phẩm bị xâm hại.

Căn cứ theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại, cụ thể như sau:

"Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

  1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
  2. a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  3. b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  4. c) Thiệt hại khác do luật quy định.
  5. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định".

3. Mẹ đánh mắng xỉ nhục con cái xử lý như thế nào?

Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi nấng, thương yêu con cái, theo quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

"Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

  1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
  4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội".

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

"Điều 51: Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình:

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
  2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  3. a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  4. b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
  3. b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này".

Hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mẹ bạn đối với bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình theo quy định tại Điều 51 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Nếu trong trường hợp nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

"Điều 155. Tội làm nhục người khác

  1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
  3. a) Phạm tội 02 lần trở lên;
  4. b) Đối với 02 người trở lên;
  5. c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  6. d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

  1. e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  2. g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  4. a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  5. b) Làm nạn nhân tự sát.
  6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".






Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo