Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV). Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán.

1. Báo cáo tài chính là gì ?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13, báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì phải BCTC tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).
2. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì ?
Kiểm toán báo cáo tài chính là công tác kiểm tra và xác nhận về tính chính xác và trung thực của số liệu, tài liệu kế toán và báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán chính là thước đo đánh giá kiểm toán báo cáo tài chính.
Công tác kiểm toán báo cáo tài chính thường sẽ do các doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhu cầu của các nhà quản lý, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư… Cụ thể:
– Đối với các nhà quản lý: Chỉ cho họ thấy những tồn tại, sai sót đang mắc phải nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của tổ chức.
– Đối với các ngân hàng hoặc các nhà đầu tư: Giúp họ xem xét lại việc cho vay vốn của mình dựa trên tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
3. Báo cáo kiểm toán tài chính là gì ?
Theo khoản 12 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì báo cáo kiểm toán được định nghĩa như sau:
"Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Báo cáo kiểm toán là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán."
Giá trị của báo cáo kiểm toán được quy định tại Điều 7 Luật Kiểm toán độc lập 2011, cụ thể:
- Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.
- Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
- Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán.
- Báo cáo kiểm toán được sử dụng để:
+ Cổ đông, nhà đầu tư, bên tham gia liên doanh, liên kết, khách hàng và tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi trực tiếp hoặc liên quan đến đơn vị được kiểm toán xử lý các quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan;
+ Cơ quan nhà nước quản lý điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị.
4. Chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán có sao không ?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành đề cập tới việc nộp báo cáo kiểm toán như sau:
"Điều 110. Nơi nhận Báo cáo tài chính
- Đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải kiểm toán Báo cáo tài chính thì phải kiểm toán trước khi nộp Báo cáo tài chính theo quy định. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán phải đính kèm báo cáo kiểm toán vào Báo cáo tài chính khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cấp trên."
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính như sau:
"Điều 109. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính
- Đối với các loại doanh nghiệp khác
- a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
- b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định."
Như vậy, việc nộp báo cáo kiểm toán sẽ cùng với thời điểm nộp báo cáo tài chính, cho nên trong trường hợp của bạn đã chậm trễ 20 ngày và không nộp báo cáo kiểm toán cùng báo cáo tài chính là vi phạm quy định của pháp luật.
5. Mức xử phạt nộp chậm báo cáo tài chính kiểm toán.
Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính 2022 Căn cứ theo điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập về Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.”
6. Một số câu hỏi thường gặp.
Câu 1: Mục đích của báo cáo tài chính là gì ?
Điều 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau:
- Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh BCTC”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
Câu 2: Thời hạn nộp báo cáo tài chính hiện nay như thế nào ?
Đối với doanh nghiệp nhà nước
Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý
– Chậm nhất là 20 ngày kể từ khi kỳ kế toán quý kết thúc doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính. Thời hạn này sẽ được nâng lên 45 ngày với Tổng công ty Nhà nước, Công ty mẹ.
– Các đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước, trực thuộc doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo tài chính dựa theo thời gian do Tổng công ty và công ty mẹ quy định.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm
– Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán, đơn vị kế toán phải có báo cáo tài chính để nộp là chậm nhất 30 ngày. Mức thời gian này sẽ nâng lên thành 90 ngày đối với Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ.
– Thời gian nộp báo cáo tài chính năng của Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ sẽ do thời gian mà Tổng công ty, công ty mẹ quy định.
Đối với các loại doanh nghiệp khác
Thời gian để đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh phải nộp báo cáo tài chính hàng năm là kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, chậm nhất 30 ngày. Thời hạn nộp kế toán chậm nhất 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm với đơn vị kế toán khác.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính của đơn vị kế toán trực thuộc với đơn vị kế toán cấp trên sẽ do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Mức phạt chậm nộp báo cáo tài chính”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận