Pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục tiêu chính là thu lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp… tùy vào loại hình của doanh nghiệp. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số ví dụ về pháp nhân thương mại
Cho một số Ví dụ về pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là gì?
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đạt được sẽ được chia cho các thành viên.
Lưu ý: Các pháp nhân thương mại có thể tổn tại dưới các tên gọi khác nhau về tên doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác, hay mô hình của các hợp tác xã… nhưng đều chung một mục đích hoạt động kinh doanh là kiếm lợi nhuận, song khi thành lập sẽ được thành lập theo hồ sơ, trình tự thủ tục khác nhau.
Ngoài Pháp nhân thương mại thì còn có pháp nhân phi thương mại. Với pháp nhân này được hiểu là pháp nhân không có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên còn lại.
Thường với loại pháp nhân phi thương mại sẽ hay nhắc đến hoạt động của các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, quỹ xã hội, tổ chức chính trị…
2. Ví dụ về pháp nhân thương mại
Ví dụ 1: Công ty TNHH xây dựng đô thị Thái Sơn sau quá trình hoạt động đầu tư vào dự án xây dựng khu biệt thự liền kề Đông Anh đã thu được một khoản lợi nhuận lớn. Lãi suất lợi nhuận thu được khi trừ đi các khoản nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ về thuế thì số tiền công ty thu được lên đến hàng chục tỷ đồng.
Số tiền đó được chia theo tỷ lệ thuận tương ứng với số vốn tỷ lệ đóng góp của các thành viên trong hội đồng thành viên, phần còn lại công ty chia đều cho các thành viên có đóng góp lớn cho dự án.
Ví dụ 2: Công ty cổ phần Thái Dương đã bắt tay hợp tác đầu tư vốn vốn công ty TNHH thiết bị công trình Nam Sơn để cùng nhau hợp tác làm việc trong dự án Nam sông Giang.
Mục đích chính của cuộc hợp tác là các bên đầu tư cùng có lợi nhuận, lợi nhuận sau khi được thu về sẽ chia đều cho các thành viên tham gia dự án theo đúng tỷ lệ phần trăm đóng góp công sức.
3. Các loại pháp nhân thương mại
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 85 Bộ luật dân sự 2005 có các loại pháp nhân sau:
- Các pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang;
- Các pháp nhân là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp;
- Các pháp nhân là các tổ chức kinh tế;
- Các pháp nhân là các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Sau này, khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời, pháp nhân được chia thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
Pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Đây là các tổ chức được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức này. Ta có thể dựa vào luật chuyên ngành để xác định các loại hình của pháp nhân, ví dụ như với khái niệm về pháp nhân ở trên có thể thấy công ty, doanh nghiệp là các tổ chức có tư cách pháp nhân. Việc lựa chọn loại hình cho các tổ chức trên dựa vào Luật doanh nghiệp năm 2020 để lựa chọn loại hình cho phù hợp với mô hình góp vốn, đầu tư và kinh doanh của tổ chức mình.
4. Điều kiện để một pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự 2015 quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, theo đó, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại
– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại
– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
5. Các loại hình phạt đối với pháp nhân thương mại
– Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 3 hình phạt chính và 3 hình phạt bổ sung (trong đó hình phạt Phạt tiền là hình phạt bổ sung, khi không áp dụng là hình phạt chính).
– Hình phạt chính bao gồm:
+) Phạt tiền;
+) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+) Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
– Hình phạt bổ sung bao gồm:
+) Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
+) Cấm huy động vốn;
+) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể áp dụng thêm một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Trên đây là bài viết Cho một số Ví dụ về pháp nhân thương mại. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận